Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị tiêu chảy, rât nhiều người có tâm lý kiêng ăn hay kiêng uống nhằm hạn chế số lần đi ngoài. Tuy nhiên, đây là quan điểm rất sai lầm và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tình hình đến sức khỏe của người bệnh. Vậy bị tiêu chảy nên uống gì để bệnh nhanh chóng được cải thiện?
Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến và có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tiêu chảy còn do rất nhiều nguyên nhân khác gây ra. Khi bị tiêu chảy, người bệnh có thể bị mất sức, mệt mỏi, mất nước và ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Vấn đề về dinh dưỡng khi bị tiêu chảy đồng thời cũng khiến rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Vậy khi bị tiêu chảy người bệnh nên uống gì cho nhanh khỏi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tiêu chảy là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nhân có thể bị mất nước và các chất điện giải sau mỗi lần đi ngoài. Do đó, dù người lớn hay trẻ nhỏ, khi bị tiêu chảy, đều cần được bù lượng nước khi bị tiêu chảy. Trong trường hợp cơ thể bị mất nước quá nhiều nhưng không được bổ sung kịp thời, có thể dẫn đến suy kiệt, rối loạn chất điện giải... Đối với trẻ nhỏ, khi bị mất nước có nguy cơ bị tổn thương não, co giật và thậm chí có nguy cơ tử vong. Nếu bệnh nhân chủ động bổ sung lượng nước đã mất kịp thời, có thể mang lại những lợi ích về sức khỏe như sau:
Khi bị tiêu chảy không ít bệnh nhân rất lo lắng và rất nhiều thắc mắc được đưa ra lúc này. Bị tiêu chảy nên uống gì chính là thắc mắc của hầu hết người bệnh.
Khi bị tiêu chảy dù ở thể nhẹ, bệnh nhân nên nhanh chóng uống những loại nước sau nếu sẵn có tại nhà nhằm giúp tình trạng tiêu chảy cải thiện nhanh chóng hơn. Sau đó, nếu triệu chứng này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện hoặc tần suất đi ngoài có chiều hướng nhiều hơn, không có dấu hiệu cầm lại... bệnh nhân nên nhanh chóng đến khám nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như có cách điều trị nhanh chóng, nhằm tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể nhằm giúp các cơ quan, tế bào hoạt động trơn tru hơn. Khi thiếu nước, các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra với người bệnh. Với những trường hợp bị tiêu chảy ở thể nhẹ, uống nhiều nước đun sôi để nguội cũng là một trong những phương pháp tự điều trị, tự chữa lành rất hiệu quả trong việc bồi hoàn lượng nước đã mất trong quá trình đi ngoài.
Chất điện giải là khoáng chất natri, kali và magiê có mang điện tích được tìm thấy trong máu. Chúng kiểm soát và điều chỉnh sự cân bằng của dịch trong cơ thể. Khi bị tiêu chảy, những chất điện giải này sẽ mất đi cùng với phân lỏng và được đào thải ra khỏi cơ thể, từ đó dẫn đến nguy cơ người bệnh bị chuột rút, hạ natri máu... Với những trường hợp bị tiêu chảy nặng hơn, việc bù nước đun sôi để nguội chỉ giúp bù nước chứ không bù được lượng điện giải. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng oresol đúng liều lượng, nhằm giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể.
Đặc biệt lưu ý, bệnh nhân phải thực hiện pha thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất. Nên pha bằng nước đun sôi để nguội và uống ngay sau khi pha xong.
Gừng có tác dụng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa. Trà gừng lại càng là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe bởi tính ấm nên đặc biệt rất tốt với hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trà gừng còn giúp chống viêm, giảm đau và bổ sung lượng nước đã mất cho bệnh nhân bị tiêu chảy.
Nghe có vẻ khá lạ, tuy nhiên trà vỏ cam lại có tác dụng hiệu quả giúp điều chỉnh nhu động ruột, rất tốt cho lợi khuẩn có lợi trong ruột, đồng thời cải thiện triệu chứng đau bụng do tiêu chảy đáng kể.
Trà hóa cúc “nổi tiếng” với tác dụng cầm tiêu chảy rất hiệu quả, đồng thời bù lượng nước cho cơ thể rất tốt khi bị tiêu chảy.
Nước cháo loãng hoặc nước gạo rang có tác dụng giúp bồi hoàn lượng nước đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể đáng kể. Với ưu điểm không khiến cho dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều, hai loại nước này rất được ưa chuộng đối với bệnh nhân bị tiêu chảy.
Bạn đọc có thể bổ sung nước dừa khi bị tiêu chảy với mục đích bồi hoàn điện giải tự nhiên và nhanh chóng. Hơn nữa, nước dừa lại dễ uống và bổ dưỡng, phù hợp cả với trẻ em và người lớn. Lưu ý, khi bị tiêu chảy không nên pha đường vào nước dừa, nên uống nước dừa nguyên chất hoặc cho thêm một chút muối.
Trong nước cam và mật ong có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người đang bị tiêu chảy. Hơn nữa, loại thức uống này rất thơm ngon, bổ dưỡng và dễ uống.
Trong sữa chua có chứa hàm lượng lớn axit lactic có tác dụng cung cấp vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột và đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Do đó, người bị tiêu chảy cũng có thể bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn để bệnh nhanh chóng cải thiện.
Tiêu chảy đem lại cho người bệnh cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Để đề phòng bị tiêu chảy, bạn đọc nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn. Bên cạnh đó, nên đảm bảo nguồn nước uống hằng ngày phải sạch sẽ đồng thời tránh ăn những món ăn hàng quán ngoài vỉa hè. Chúc cho bạn đọc có thật nhiều sức khỏe và tránh xa với bệnh tiêu chảy nhé!
Xem thêm:
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.