Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa trị bệnh trĩ như sử dụng các phương pháp dân gian, thuốc uống, thuốc bôi, và thậm chí phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tự hỏi liệu bị trĩ uống thuốc có hết không. Do phẫu thuật thường được coi là lựa chọn cuối cùng, nhiều người không muốn phải trải qua quá trình này. Câu trả lời sẽ được thảo luận trong bài viết dưới đây.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh trĩ, phân loại và cấp độ bệnh, đồng thời trả lời cho câu hỏi “bị trĩ uống thuốc có hết không?”. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Bệnh trĩ, hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh lòi dom, nguyên nhân từ sự sưng to và giãn nở của các tĩnh mạch ở khu vực trực tràng dưới hoặc hậu môn. Tình trạng này gây ra cảm giác không thoải mái, đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh trĩ thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng và ít khi được chú ý. Khi các búi trĩ bắt đầu xuất hiện, chúng có thể giống như một cục u nhỏ. Thông thường, chỉ khi trĩ gây ra cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến quá trình đi tiêu hoặc làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, người bệnh mới tìm cách để điều trị.
Bệnh trĩ rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khoảng một nửa số người sẽ mắc bệnh trĩ ở tuổi 50. Nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai và sinh nở. Áp lực khi mang em bé trong bụng sẽ gây thêm căng thẳng cho các mạch máu ở vùng xương chậu.
Bệnh trĩ có thể được phân loại dựa trên nguồn gốc và vị trí hình thành, gồm hai loại chính: Trĩ ngoại và trĩ nội.
Trĩ ngoại thường xuất hiện dưới da xung quanh hậu môn và có thể dễ quan sát, thường là những búi trĩ giống như cục u trên bề mặt da. Tình trạng trĩ ngoại thường ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày hơn so với trĩ nội. Chúng có thể gây ra cảm giác đau đớn hoặc không thoải mái khi ngồi lâu, khi vận động cơ thể hoặc khi đi tiêu.
Khi có sự hình thành của cục máu đông trong búi trĩ ngoại, được gọi là trĩ huyết khối, thì thường gây ra cơn đau mạnh. Mặc dù trĩ huyết khối có thể xuất hiện ở cả trĩ nội và trĩ ngoại, nhưng thường phổ biến hơn ở trĩ ngoại.
Trĩ nội xuất hiện trong thành trực tràng. Những búi trĩ nhỏ thường không gây ra đau đớn và không thể nhìn thấy hoặc chạm được. Khi phân di chuyển qua trực tràng, nó có thể gây ra sự kích thích trĩ và chảy máu. Điều này thường dẫn đến việc phát hiện bệnh trĩ thông qua việc thấy máu trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu.
Nói chung, trĩ nội thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi thông qua việc thay đổi lối sống. Tuy nhiên, khi búi trĩ nội ở cấp độ III, IV, có thể cần phải can thiệp bằng cách loại bỏ hoặc điều chỉnh để tránh đau đớn hoặc nguy cơ biến chứng. Các cấp độ của trĩ nội bao gồm:
Một số trường hợp có thể gặp trĩ hỗn hợp, khi một người bị cả trĩ ngoại và trĩ nội đồng thời.
Theo các chuyên gia, bị trĩ uống thuốc có hết không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh đang mắc phải nặng hay nhẹ. Sự kiên trì và cách sử dụng thuốc mỗi người có đáp ứng hay không. Đồng thời liên quan đến những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chế độ vận động.
Các trường hợp trĩ ở cấp độ 1 và 2 có búi trĩ chưa phát triển quá lớn, có thể sử dụng các loại thuốc tây uống kết hợp với thuốc bôi hoặc thuốc đặt tại chỗ để điều trị bệnh trĩ. Trĩ ở cấp độ 3, mặc dù búi trĩ đã phát triển to lớn, vẫn có thể được chữa trị bằng thuốc, tuy nhiên thời gian chữa trị sẽ kéo dài hơn so với trường hợp ở cấp độ 1 và 2.
Đối với trĩ ở cấp độ 4, cấp độ nghiêm trọng nhất, việc sử dụng thuốc tây để chữa trị gần như không còn hiệu quả hoặc chỉ có hiệu quả rất ít, không đáp ứng được phác đồ điều trị bệnh. Vì trĩ ở cấp độ này, búi trĩ đã phát triển vô cùng lớn, lòi ra ngoài và không thể co lại vào trong ống hậu môn nên thuốc uống khó có thể làm cho búi trĩ teo nhỏ. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải tiến hành điều trị ngoại khoa để cắt bỏ búi trĩ.
Tốc độ hồi phục từ điều trị trĩ có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, lời khuyên quan trọng cho người bệnh là nên tới gặp bác sĩ và bắt đầu điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh. Không nên chần chừ sẽ giúp tránh được việc bệnh trở nên nặng hơn và kéo dài quá trình chữa trị, thậm chí có thể không đạt kết quả mong muốn.
Để điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả, việc dùng thuốc đúng liều lượng là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh trĩ khi điều trị thấy triệu chứng giảm đã tự ý thay đổi liều lượng thuốc, không tuân thủ việc sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày, hoặc ngừng điều trị khi chỉ mới điều trị một thời gian ngắn. Hành động này có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị của thuốc, khiến cho bệnh trĩ có thể tái phát và khó có thể điều trị triệt để.
Để thuốc điều trị bệnh trĩ phát huy hiệu quả, việc tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị được quy định là cực kỳ quan trọng. Đồng thời, việc tuân thủ và theo dõi hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị cũng rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh trĩ.
Thuốc điều trị trĩ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng đúng liều lượng và theo đúng thời gian quy định. Ngoài ra, thói quen và lối sống của người bệnh cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục bệnh trĩ, người bệnh có thể thay đổi một số thói quen như sau:
Ngược lại, nếu người bệnh không tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống cân đối, nghỉ ngơi đúng mức, có thể làm chậm quá trình điều trị trĩ. Việc này có thể khiến thời gian điều trị kéo dài hơn, hiệu quả không cao và tăng nguy cơ bệnh tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị trĩ:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về bệnh trĩ và đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi "bị trĩ uống thuốc có hết không?". Đồng thời, nhận thức được rằng hiệu quả của việc điều trị bệnh trĩ bằng cách sử dụng thuốc phụ thuộc vào loại thuốc, thời gian sử dụng, khả năng đáp ứng của cơ thể và các thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.