Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính/
  4. Sức khỏe sinh sản

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Ngày 22/07/2024
Kích thước chữ

Thời kỳ 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, khi thai nhi vừa mới hình thành và cần sự chăm sóc đặc biệt từ cơ thể mẹ. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng viêm phụ khoa, điều này không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vậy mẹ bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, sự thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa. Nhiều mẹ bầu thường bỏ qua các triệu chứng bất thường ở vùng kín, không biết rằng viêm phụ khoa trong thời kỳ đầu của thai kỳ có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Vậy, bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Nguyên nhân bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu

Viêm phụ khoa xảy ra khi các cơ quan sinh dục nữ như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, và ống dẫn trứng bị viêm nhiễm. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ cao bị viêm phụ khoa do một số yếu tố chính:

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone cùng với tăng lưu lượng máu có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những biến đổi này có thể dẫn đến mất cân bằng trong hệ vi sinh âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm.

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không? 1
Khi mang thai có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Môi trường âm đạo vốn có sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi (lactobacilli) và vi khuẩn có hại (vi khuẩn kỵ khí). Nếu mẹ bầu không thực hiện vệ sinh đúng cách, sự cân bằng này có thể bị phá vỡ, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí và gây ra viêm phụ khoa.

Cổ tử cung mở rộng

Trong thai kỳ, cổ tử cung mở rộng để tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Sự mở rộng này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào các cơ quan sinh dục, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Sức đề kháng suy giảm

Các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn mửa, và mệt mỏi thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm giảm sức đề kháng của mẹ bầu. Sự suy giảm sức đề kháng này tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập và gây ra viêm phụ khoa.

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Rất nhiều mẹ bầu có thể bỏ qua các triệu chứng bất thường ở vùng kín mà không nhận ra rằng viêm nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Viêm phụ khoa trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến hàng loạt triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, đau rát, và tiết dịch bất thường. Những triệu chứng này không chỉ làm mẹ mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Nhiều mẹ bầu có thói quen gãi ngứa, điều này có thể làm tổn thương thêm vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lan rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan sinh dục như cổ tử cung, tử cung và buồng trứng, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai.

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không? 2
Viêm phụ khoa trong 3 tháng đầu thai kỳ làm mẹ mệt mỏi, khó chịu

Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

3 tháng đầu thai kỳ là thời kỳ rất nhạy cảm, khi thai nhi mới chỉ bắt đầu hình thành và chưa bám chắc vào thành tử cung. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ cũng đang thích nghi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Viêm nhiễm phụ khoa có thể làm giảm khả năng nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời việc sử dụng thuốc điều trị có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nếu tình trạng viêm nhiễm lan đến màng ối, nguy cơ sảy thai hoặc sinh non có thể gia tăng. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi như sau:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Có thể dẫn đến sinh non.
  • Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS): Có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trong một số trường hợp hiếm, có thể gây tử vong.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Có thể lây từ mẹ sang thai nhi. Ví dụ, Chlamydia có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi, trong khi bệnh lậu có thể làm ô nhiễm nước ối, gây sinh non, nhiễm trùng mắt và có thể dẫn đến mù lòa.

Các bệnh viêm phụ khoa trong thai kỳ

Viêm nhiễm nấm Candida

Nấm Candida thường sống trong âm đạo và không gây hại khi môi trường pH cân bằng. Tuy nhiên, trong thời kỳ thai nghén, sự thay đổi hormone có thể làm mất cân bằng pH âm đạo, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển và gây bệnh. Mặc dù điều trị viêm âm đạo do nấm Candida thường đơn giản, bệnh có thể dễ dàng tái phát.

Nếu không được điều trị kịp thời, nấm Candida có thể lây lan trong quá trình sinh con qua âm đạo, gây ra nhiễm trùng miệng hoặc viêm da do nấm ở trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng trong tử cung, sinh non, hoặc làm suy yếu sức đề kháng của thai nhi, tăng nguy cơ viêm phổi do nấm. Vì vậy, việc điều trị dứt điểm viêm nhiễm nấm Candida trước khi sinh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Viêm phụ khoa do Bacterial Vaginosis (BV)

Bacterial Vaginosis là một trong những bệnh viêm phụ khoa phổ biến nhất trong thai kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 20% phụ nữ mang thai. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo phát triển quá mức do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Triệu chứng điển hình bao gồm tiết dịch âm đạo màu xám và có mùi hôi.

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không? 3
Bacterial Vaginosis là một trong những bệnh viêm phụ khoa phổ biến nhất trong thai kỳ

Viêm nhiễm do Bacterial Vaginosi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, sảy thai khi thai nhi đã lớn, và tăng nguy cơ sinh non gấp hai lần so với phụ nữ không mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh và viêm màng tử cung sau sinh. Do đó, mẹ bầu cần chú ý và điều trị kịp thời khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở vùng kín.

Viêm âm đạo co lậu cầu khuẩn

Lậu cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm âm đạo với mức độ nguy hiểm cao. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các triệu chứng như tiểu gắt, nước tiểu đục có mủ, huyết trắng nặng mùi và đau bụng dưới.

Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn nếu không được điều trị dứt điểm có thể làm tăng nguy cơ sinh non lên 8%, gây viêm màng ối, vỡ ối, và làm trẻ sơ sinh nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai. Bên cạnh đó, vi khuẩn lậu có thể lây truyền từ mẹ sang bé trong quá trình sinh qua ngã âm đạo, gây viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể dẫn đến sung huyết, mủ vàng trong mắt, giảm thị lực và thậm chí mù lòa.

Bị viêm phụ khoa trong 3 tháng đầu thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thoải mái của mẹ bầu mà còn có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi. Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, việc nhận biết sớm các triệu chứng, điều trị kịp thời và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Mẹ bầu cần chủ động chăm sóc bản thân, duy trì vệ sinh vùng kín tốt và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng thai kỳ diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin