Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Biến chứng thai kì có nguy hiểm không?

Ngày 24/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Biến chứng thai kì là hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, việc trang bị kiến thức về các biến chứng thai kì là vô cùng cần thiết để có những phương án xử lý kịp thời trước khi những biến chứng đó xảy ra.

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ dễ gặp nhiều biến chứng thai kì do sức đề kháng phải bảo vệ cả mẹ và bé cùng một lúc. Vì vậy, mẹ bầu nên có kiến thức về những biến chứng để có thể phòng tránh trong suốt 9 tháng mang thai cũng như lúc sinh nở để sức khỏe của mẹ và bé đều được đảm bảo. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về biến chứng thai kì qua bài viết dưới đây nhé. 

Trong giai đoạn đầu của thai kì

Sảy thai

Khoảng thời gian từ 20 tuần trở về trước là giai đoạn dễ bị sảy thai nhất. Có khoảng 15-20% phụ nữ mang bầu bị sảy thai và có đến 80% các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong khoảng 12 tuần đầu tiên của thai kì. Triệu chứng đầu tiên của sảy thai thường là có dịch âm đạo tiết ra lẫn máu. Vì thế, nếu như các mẹ nhận thấy bất kỳ sự rò rỉ khác thường nào ở âm đạo thì hãy đi kiểm tra sức khỏe thai nhi càng sớm càng tốt.

Biến chứng thai kỳ có nguy hiểm không? 1 Thời gian trước 20 tuần tuổi của thai là thời điểm mẹ bầu dễ bị sảy thai nhất

Thai ngoài tử cung

Khi trứng đã thụ tinh, chúng có thể ở cố định bất cứ nơi nào khác ngoài tử cung, đây là hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể loại bỏ thai ngoài tử cung hoặc mang đặt chúng lại vào tử cung nên các mẹ khi mang thai cần hết sức cẩn thận.

Nhiễm trùng khi mang thai

Mang thai là thời điểm nhạy cảm do hệ miễn dịch của người mẹ phải bảo vệ đồng thời cả mẹ và bé. Tuy nhiên, điều này dẫn đến hiện tượng “quá tải” nên không đủ sức để có thể bảo vệ cơ thể một cách tối ưu. Ngoài ra, do sự thay đổi của nội tiết tố cùng sinh lý đã tác động không nhỏ đến sức khỏe và khiến cho mẹ bầu dễ mắc bệnh nhiễm trùng hơn.

Một số loại nhiễm trùng mà mẹ bầu rất dễ mắc phải trong thời kỳ mang thai trước đó như viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, thủy đậu, Rubella, các bệnh lây qua đường tình dục,...

Trong giai đoạn giữa thai kì

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp, thường xuất hiện ở những mẹ bầu đã qua tuần thứ 20 của thai kì. Đa số phụ nữ mang bầu đều có nguy cơ mắc dạng bệnh nhẹ của tiền sản giật vào gần ngày sinh đẻ của mình. Bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Đối với những trường hợp cần điều trị, bác sĩ sẽ quyết định cho người bệnh sinh sớm để đảm bảo an toàn.

Biến chứng thai kỳ có nguy hiểm không? 2 Đa số phụ nữ mang bầu đều có nguy cơ mắc dạng bệnh nhẹ của tiền sản giật 

Thiếu máu

Thiếu máu trong thai kì là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các mẹ bầu. Thông thường, lượng sắt sẽ được hấp thụ thông qua thực phẩm, tuy nhiên chỉ đáp ứng được 5-15%, con số này là quá thấp nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể do nhu cầu sắt tăng cao hơn so với thông thường. Vì vậy, sản phụ cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh tình trạng thiếu sắt để hạn chế một số bệnh lý xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là bánh nhau nằm ở phía trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo. Do đó, đối với những trường hợp này thì sản phụ đa số phải mổ lấy thai. Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, nếu như sản phụ bị mắc bệnh nhau tiền đạo sẽ đột ngột bị ra huyết đỏ tươi, có thể ra nhiều hoặc ít, vón cục lại và không kèm theo triệu chứng đau bụng. 

Trong giai đoạn cuối thai kì

Tiểu đường thai kì

Có khoảng 5% phụ nữ mang thai đều có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, các mẹ bầu khi được chẩn đoán mắc bệnh sẽ được bác sĩ giám sát chặt chẽ để quy định về một quá trình điều trị cũng như chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Biến chứng thai kỳ có nguy hiểm không? 3 Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ngôi thai bất thường

Thông thường, trong giai đoạn 6 - 8 tuần cuối của thai kì, thai nhi thường có xu hướng di chuyển xuống phần dưới của tử cung. Vị trí tốt nhất cho thai nhi trong quá trình chuyển dạ là từ đầu hướng xuống dưới, phần mặt hướng vào lưng mẹ, cằm cúi sát ngực, gáy hướng về xương chậu.

Trong giai đoạn chuyển dạ

Băng huyết

Băng huyết sau khi sinh là hiện tượng chảy nhiều máu với số lượng từ 500ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau khi sổ thai và từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục.

Thiếu hụt nước ối

Các túi ối khi mang bầu không quá ít cũng không quá nhiều thì mới bảo vệ và có thể hỗ trợ được cho sự phát triển của thai nhi. Nếu như mẹ bầu bị thiếu hụt nước ối thì sự phát triển của thai nhi sẽ yếu dần đi. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám sức khỏe để được bác sĩ theo dõi sát sao tình hình cũng như tiến triển của nước ối khi mang thai.

Ngoài ra, nếu như mẹ bầu đang mang thai ở gần tuần thứ 37 và đang ở tình hình nguy hiểm thì bác sĩ có thể sẽ quyết định cho bạn sinh sớm hơn bình thường để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Chuyển dạ kéo dài

Đối với trường hợp chuyển dạ kéo dài, nhất là đối với các ca sinh lần đầu, cả sản phụ và trẻ đều có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng như băng huyết, nhiễm trùng,...

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã cung cấp đầy đủ thông tin về biến chứng thai kì. Tuy nhiên, những thông tin đó chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế được việc chẩn đoán hoặc điều trị tại bệnh viện. Do đó, để biết được chính xác tình trạng bệnh của bản thân, mẹ bầu cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra những phương pháp điều trị an toàn nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm