Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng và cột sống cổ

Ngày 03/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng khó lường như đau nhức, rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm, tê bì các chi, liệt tứ chi, teo cơ, thậm chí tàn phế,... Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm để phòng ngừa và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan đến biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng, mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới. 

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là hiện tượng xương cột sống bị thoái hóa, cấu trúc và chức năng của cột sống sẽ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống là tình trạng sụn, dịch khớp bị tổn thương. Bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi, những người làm công việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng, tài xế, tiểu thương,... Bệnh này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế. 

Dấu hiệu của thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp là đau hoặc cứng cơ lưng, vai gáy, cổ,... vào lúc sáng sớm, mệt mỏi, khó thở, co thắt dạ dày,... khi bệnh kéo dài hơn 1 tháng sẽ có biểu hiện đau ở vùng vai gáy, cổ, thắt lưng và lan dần xuống các chi. Đối với một số trường hợp nặng sẽ có biểu hiện như liệt các chi, mất cảm giác nửa người, mất khả năng lao động,...

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống chủ yếu là:

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, cột sống càng nhanh bị thoái hóa do các tác động của môi trường và các bệnh lý mắc phải.
  • Đặc thù công việc: Những người mang vác vật nặng thường xuyên, làm việc quá sức,... sẽ có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống.
  • Thừa cân, béo phì: Khi cơ thể bị thừa cân sẽ tạo áp lực lên các sụn khớp và đĩa đệm, gây ra tổn thương sụn khớp, đĩa đệm, xương dưới sụn,... gây ra thoái hóa cột sống. 
  • Thiếu chất: Những người bị thiếu canxi, proteoglycan, glucosamine, collagen tuýp II,... cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống.

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và cột sống cổ 1

Thoái hóa cột sống là hiện tượng xương cột sống bị thoái hóa

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Biến chứng thoái hoá cột sống thắt lưng

Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng không được kịp thời phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: 

  • Gây biến dạng cột sống: Đối với người bị thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ bị đau dữ dội, nhất là khi thời tiết thay đổi, khiến người bệnh không thể làm việc và vận động được, nhiều trường hợp còn khiến cột sống cong vẹo, lưng bị gù.
  • Chèn ép các dây thần kinh: Gây tác động, chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn tới cơn đau vùng mông, tứ chi,... Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây đau nhức, khó khăn khi vận động, lâu ngày dẫn đến bại liệt
  • Đau ngực: Người bệnh sẽ bị đau bầu ngực, dai dẳng một bên cơ ngực. Nguyên nhân là do gốc thần kinh cột sống cổ số 6 - 7 chịu sức ép của các gai xương
  • Trở ngại thị lực: Có thể gặp tình trạng suy giảm thị lực, sợ ánh sáng, mắt sưng đau, thậm chí bị mù.  
  • Thoát vị đĩa đệm và cột sống.
  • Chèn ép tủy thắt lưng cùng: Khi bệnh ở giai đoạn mãn tính sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như bại chân, tàn phế. 

Biến chứng thoái hoá cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Mất ngủ: Người bệnh sẽ đau nhiều về đêm dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, gây tăng huyết áp và có nguy cơ đột quỵ. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi dây thần kinh tác động lên rễ thần kinh sẽ gây tê liệt ở một hoặc hai bên cánh tay. Lâu dần những bộ phận bị thoái hóa có thể bị thoát vị đĩa đệm, mất khả năng vận động, teo cơ, bại liệt,... nếu không có biện pháp điều trị phù hợp. 
  • Tăng-giảm huyết áp.
  • Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống làm hạn chế lượng máu và oxy lên não, dễ gây ra rối loạn tiền đình. 
  • Gai cột sống cổ: Làm cho cột sống bị mỏng dần, xương dưới sụn bắt đầu bị biến dạng, dễ phát triển các gai xương. Khi người bệnh cử động, các gai xương sẽ cọ xát vào cơ, dây chằng, gân làm chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức. 
  • Hội chứng cổ - tim: Khi thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến cấu trúc cột sống cổ bị thay đổi, chèn ép lên dây thần kinh chi phối tim, làm tim bị đau và nhịp tim rối loạn.
  • Bại liệt: Khi bị chèn ép hệ thần kinh quá lâu thì áp lực cột sống sẽ làm ứ trệ khí huyết, dây thần kinh mất chức năng vận động, lan tới nửa người và bại liệt. 

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và cột sống cổ 2

Cột sống bị biến dạng là biến chứng lớn nhất của thoái hóa cột sống

Lời khuyên cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống

Để phát hiện sớm bệnh thoái hóa cột sống, mỗi người cần phải đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Khi phát hiện bệnh, cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây để tránh gặp những biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng nguy hiểm. 

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, không nên tự điều trị. 
  • Giảm cân, không để cơ thể quá béo, duy trì thể trạng hợp lý.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng, tối thiểu 3 lần/tuần. 
  • Duy trì chế độ ăn phù hợp, nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi.
  • Không sử dụng chất kích thích, không uống rượu bia.
  • Chăm sóc sức khỏe xương khớp, vận động các cơ, chườm nóng vùng cơ.
  • Không khiêng vác quá nặng. 

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và cột sống cổ 3

Thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng

Thoái hóa cột sống lưng và cổ có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể bại liệt, nằm một chỗ. Do đó, để phòng ngừa biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng và cột sống cổ, cần đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh để lâu ngày vì có thể dẫn đến hậu quả khó lường.  

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm