Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này của trẻ qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một giấc ngủ chất lượng sẽ đem lại những tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, trong đó thường gặp nhất là tình trạng khó ngủ, mất ngủ không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại của trẻ sơ sinh mà còn tác động không tốt tới sự phát triển của trẻ về sau.
Ngủ chính là lúc não bộ phát triển. Thông qua hormone tăng trưởng, giấc ngủ tham gia vào quá trình phát triển của trẻ. Trong 3 năm đầu đời của trẻ, có tới 80% tế bào não được tạo ra. Điều này liên quan mật thiết đến thời gian và chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Không chỉ đóng vai trò trong quá trình phát triển thể chất, giấc ngủ còn có ý nghĩa đối với việc phát triển trí tuệ. Bởi vì ngủ chính là lúc não bộ xử lý những thông tin mà trẻ tiếp nhận được trong ngày.
Chính vì vậy, trẻ nên có được mọi điều kiện để được một giấc ngủ ngon, đảm bảo cả về thời gian lẫn chất lượng giấc ngủ. Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có thể làm cho trẻ hay quấy khóc, cáu kỉnh,... Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập, hay thậm chí là rối loạn hành vi, cảm xúc khi trẻ lớn lên.
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ? Tùy thuộc vào đặc điểm thể trạng của từng trẻ mà thời gian ngủ đủ sẽ khác nhau. Trung bình, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18-20 tiếng một ngày. Thời gian mỗi giấc ngủ của từng trẻ cũng khác nhau, trung bình kéo dài khoảng 30-180 phút. Nhưng cũng có khi lên đến 5-10 tiếng mỗi giấc ngủ. Trẻ sơ sinh thường sẽ ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Càng lớn, thời gian ngủ trong ngày của trẻ sẽ càng ngắn lại.
Tùy thuộc vào đặc điểm thể trạng của từng trẻ mà thời gian ngủ đủ sẽ khác nhau
Để khắc phục cũng như phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây:
Ngay từ những ngày đầu ra đời, bố mẹ nên rèn cho con thói quen đi ngủ đúng giờ. Để làm được điều này, phụ huynh cần nhận biết được các dấu hiệu buồn ngủ của con như chớp mắt, ngáp, mệt mỏi, lim dim,... Thông thường, 2 tháng đầu sau sinh trẻ sẽ không thể thức 2 tiếng liên tục. Thế nên, bố mẹ hãy căn thời gian để tập cho con đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Một sự thật thú vị mà bạn có thể chưa biết là có một vài trẻ sơ sinh đã hình thành thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Và khi ra đời, chúng vẫn sẽ tiếp tục duy trì thói quen này. Khi con được 2 tuần tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho con phân biệt ngày và đêm để con ngủ đúng giấc hơn.
Vào ban ngày, hãy chơi, hát hay nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt, nhất là khi con thức giữa các cữ bú. Còn vào ban đêm, bố mẹ cần giữ yên lặng, phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ để trẻ không bị tỉnh giấc giữa đêm.
Sau khi con được 6-8 tuần tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho con thói quen tự đi vào giấc ngủ. Bố mẹ có thể đặt con vào nôi, cũi, giường khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ. Sau đó, bố mẹ có thể giúp con đi vào giấc ngủ bằng cách vỗ nhẹ, hát ru, nghe nhạc,... Các bậc phụ huynh không nên ru trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống. Bởi vì như thế sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ khi lớn lên.
Việc bố mẹ chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ sơ sinh sẽ giúp con có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Một số lưu ý cho bố mẹ khi xử lý chứng rối loạn giấc ngủ của con như sau:
Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con cải thiện và phòng tránh chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh bằng việc theo dõi và thay đổi những thói quen không phù hợp của trẻ. Tuy nhiên, nếu đã làm mọi cách mà trẻ sơ sinh vẫn gặp tình trạng khó ngủ hay ngủ không sâu giấc, giấc ngủ bị đảo lộn thì bố mẹ nên đưa con đi khám để kiểm tra ảnh hưởng của bệnh lý. Hy vọng qua bài viết này các bố mẹ có thể giúp con cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh.
Xem thêm:
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.