Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bóp ngực nhiều có bị ung thư không?

Ngày 23/09/2023
Kích thước chữ

Bóp ngực nhiều có bị ung thư không? Đây là một câu hỏi khiến nhiều người phụ nữ cảm thấy lo lắng và tò mò. Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Ung thư vú là một trong những căn bệnh gây lo lắng nhất cho phụ nữ trên khắp thế giới. Vậy liệu bóp ngực nhiều có bị ung thư không?

Bóp ngực nhiều có bị ung thư không?

Việc xoa bóp vùng ngực có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách thực hiện và mức độ áp lực. Nếu bạn bóp ngực mạnh và không cẩn thận, có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho vùng ngực như chảy xệ ngực.

bop-nguc-nhieu-co-bi-ung-thu-khong.jpg
Bóp ngực nhiều có bị ung thư không?

Tuy nhiên, nếu việc xoa bóp được thực hiện đúng cách với áp lực vừa phải, nó có thể có lợi cho sức khỏe. Việc massage ngực đúng cách có thể tăng cường tuần hoàn máu trong vùng ngực, giảm nguy cơ mắc ung thư vú và các bệnh liên quan đến vùng phụ khoa. Khi vùng ngực được kích thích một cách nhẹ nhàng và thích hợp, nó có thể giúp tăng cỡ ngực một cách tự nhiên bằng cách tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt hơn trong vùng này và giãn nở các tĩnh mạch tại khu vực ngực.

Thực hiện việc xoa bóp vùng ngực một cách nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc massage ngực. Tránh bóp ngực quá mạnh bạo, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng chảy xệ và chùng nhão của vùng ngực một cách nhanh chóng.

Những trường hợp không nên bóp ngực nhiều?

Trong một số trường hợp cụ thể, như khi bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, việc xoa bóp ngực nên được thực hiện cẩn trọng hoặc tránh một số tình huống sau:

Trong giai đoạn mang thai: Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu phái mạnh xoa bóp ngực quá mạnh và quá thường xuyên, có thể gây ra các vấn đề như sảy thai, chuyển da, hoặc thậm chí là sinh non. Khi vùng ngực bị kích thích mạnh, sự sản xuất dư thừa của hormone oxytocin có thể dẫn đến co thắt tử cung, tác động tiêu cực đối với thai nhi.

Trong giai đoạn cho con bú: Trong thời gian bạn đang cho con bú, sự tích tụ sữa ở vùng ngực có thể làm cho kích thước vòng 1 tăng lên đáng kể, và việc xoa bóp ngực nhiều có thể làm cho vùng này càng căng cứng hơn, gây đau đớn và không thoải mái cho người mẹ. Nếu bạn cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu do sự căng tròn của vùng ngực khi cho con bú, hãy thả lỏng ngực thay vì xoa bóp quá mạnh.

bop-nguc-nhieu-co-bi-ung-thu-khong-1.jpg
Không nên xoa bóp ngực quá mạnh trong giai đoạn cho con bú

Trong cả hai trường hợp này, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của thai kỳ hoặc sự phát triển của trẻ thông qua việc không tác động mạnh lên vùng ngực là ưu tiên hàng đầu.

Hướng dẫn massage ngực đúng cách

Để massage ngực để làm vòng một săn chắc hơn, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị dầu massage: Bắt đầu bằng việc lấy một lượng dầu ô liu vừa đủ và đổ ra lòng bàn tay. Xoa hai bàn tay lại với nhau cho đến khi tạo nhiệt độ ấm cho tay.

Bắt đầu massage: Đặt tay lên phần đầu ngực và bắt đầu nhẹ nhàng xoa ngực từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình giãn nở cơ vùng ngực.

Massage ngực từ ngoài vào trong: Tiếp theo, đưa tay xuống dưới và xoa nhẹ ngực từ ngoài vào trong.

bop-nguc-nhieu-co-bi-ung-thu-khong-2.jpg
Thực hiện massage ngực từ ngoài vào trong nhẹ nhàng

Nâng ngực lên: Sử dụng đầu ngón tay áp út và ngón áp út để nâng ngực lên và nhẹ nhàng day ngực. Điều này có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của làn da vùng ngực.

Ép và ôm ngực: Lấy hai tay ôm nhẹ vùng ngực và ép nhẹ ngực vào trong. Điều này có thể giúp tăng cường cơ động và làm cho vòng một trở nên săn chắc hơn.

Massage đều cả hai bên: Cuối cùng, hãy xoa nhẹ và massage đều cả hai bên ngực để đảm bảo sự cân đối.

Lưu ý rằng mô vú thường kéo dài đến khu vực dưới cánh tay, nơi có nhiều hạch bạch huyết. Việc massage ngực có thể giúp kích thích hệ bạch huyết và cải thiện tình trạng sưng đau ở bộ phận này.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu bạn có một trong những tình huống sau đây:

  • Bị ung thư vú: Người bị ung thư vú thường sẽ có biểu hiện sưng vú, cánh tay hoặc ngực. Trong trường hợp này, nên thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp massage nào.
  • Phẫu thuật hạch bạch huyết: Nếu bạn đã từng phẫu thuật hạch bạch huyết, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi massage để tránh phình đau hoặc vấn đề khác có thể xảy ra.
  • Phù bạch mạch: Massage ngực có thể giúp giảm phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết) và cải thiện tình trạng sưng đau.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về nội dung "bóp ngực nhiều có bị ung thư không?". Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn hiểu rõ hơn với hành động massage bóp ngực nhiều không phải là nguy cơ gây nên bệnh ung thư.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.