Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ đi ngoài liên tục cơ thể sẽ mất nước và các chất điện giải một cách nhanh chóng. Vì vậy bù nước khi bị tiêu chảy là một việc hết sức cần thiết cho cơ thể, tránh bị thiếu nước.
Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn và thường dễ xuất hiện vào mùa hè do điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bù nước khi bị tiêu chảy đúng cách là cách giúp cơ thể nhanh chóng được bù đắp lượng nước và các chất điện giải đã mất. Như vậy cơ thể mới có khả năng phục hồi và nhanh chóng lấy lại sức khỏe và thể trạng.
Khi bị tiêu chảy là tình trạng đi ngoài không bình thường có phân lỏng và đi 3 lần trở lên mỗi ngày. Bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời có thể dẫn tới nguy hiểm thậm chí gây tử vong. Bệnh tiêu chảy theo có thể khiến 1 trong 9 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn thế giới. Tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 ở trẻ dưới 5 tuổi, đó là nghiên cứu và đánh giá của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
Để xác định có phải bệnh tiêu chảy hay không thì cần xét thêm một số yếu tố khác sau yếu tố số lần đi ngoài trong một ngày. Khi đi ngoài có sự thay đổi về độ đặc, rắn của phân đồng thời có dịch trong phân. Phân có nhầy hoặc máu đồng thời cả màu sắc phân. Kể cả việc tăng số lần đi ngoài đột ngột…
Nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa thân nhiệt, loại bỏ chất thải, bôi trơn các khớp và lưu thông khí huyết. Vì vậy cơ thể chúng ta rất cần nước, mọi mô, tế bào, các cơ quan trong cơ thể cũng không thể thiếu nước. Như vậy cơ thể sẽ không đảm bảo được những chức năng trên nếu cơ thể mất nước. Trẻ em, người lớn tuổi và người mắc một số bệnh lý như bệnh thận, tiểu đường là nhóm đối tượng dễ bị mất nước.
Khi cơ thể mất nước sẽ có những triệu chứng như khô miệng, da khô, cơn khát tăng dần, đi tiểu thường xuyên, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi…
Nếu khi chúng ta đi tiểu màu nước tiểu càng đậm màu thì cơ thể càng thiếu nước. Còn khi chúng ta đi tiểu màu nước càng nhạt thì chứng tỏ cơ thể đủ nước. Tuy nhiên, không phải lúc nào màu nước tiểu đậm cũng là do thiếu nước. Có thể màu nước tiểu đậm có thể do những nguyên nhân khác như bệnh lý, sử dụng thuốc hoặc do chế độ ăn uống…
Khi cơ thể bị mất nước, cần bù nước chất điện giải ngay để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt. Chất điện giải khá quan trọng trong việc duy trì hằng định thẩm thấu kali, phosphate, ion, magie, đó là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào. Thành phần không thể thiếu được của huyết tương như các ion, natri, clo. Nếu chúng ta để tình trạng mất nước và chất điện giải kéo dài cơ thể sẽ rơi vào trạng thái suy kiệt, nếu nặng hơn thì rất nguy hiểm tử vong có thể xảy ra. Vì vậy cần bù nước khi tiêu chảy để vừa đảm bảo sức khỏe vừa mau khỏi bệnh.
Khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày sẽ khiến cơ thể chúng ta nhanh chóng bị mất nước và chất điện giải. Bù nước bằng cách nào? Bạn hãy quan sát những dấu hiệu mất nước của cơ thể để có thể biết mức độ thiếu nước ít hay nghiêm trọng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi cơ thể mất nước ở thể nhẹ, chúng ta hoàn toàn có thể bù nước một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúng ta chỉ cần uống nhiều nước lọc cũng như bổ sung thêm thực phẩm loãng nhiều nước… Nếu là trẻ còn đang trong thời kỳ bú mẹ thì cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Bạn cũng có thể bù nước thêm bằng dung dịch oresol sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng.
Liều lượng để bù oresol như sau: Nếu dưới 10kg thì 60-120ml, trên 10kg trở lên từ 120-240ml. Có thể bổ sung thêm 50 - 100ml/kg thể trọng oresol sau mỗi 4 giờ.
Nếu như khi bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nước nhiều ở thể vừa và nặng thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá chính xác về độ thiếu nước của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Vì mất nước độ vừa và độ nặng chúng ta không thể xem nhẹ được vì rất nguy hiểm.
Trường hợp bị mất nước nặng không thể dùng đường uống được thì bác sĩ sẽ có chỉ định bù dịch thông qua đường tĩnh mạch. Những dung dịch thường được dùng cho trường hợp này là Ringer lactat và dung dịch chứa NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1/2:1.
Sau thời gian bù dịch bác sĩ sẽ có đánh giá lại tình trạng mất nước. Tùy vào mức độ mất nước của bệnh nhân mà có thể truyền thêm hoặc nếu như bệnh nhân có thể tự uống được sẽ chuyển qua bù nước bằng dung dịch oresol; 100ml/kg/4 giờ.
Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước rất nhanh tùy theo mức độ bệnh. Việc mất nước nhanh, nếu không được bù nước kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Làm thế nào để tránh tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy?
Việc phòng ngừa mất nước khi tiêu chảy có ý nghĩa rất lớn. Bạn cần bù nước khi tiêu chảy bằng những đồ ăn lỏng nhiều nước và tìm cách cầm tiêu chảy càng nhanh càng tốt.
Việc bù nước hành động đầu tiên là uống nước, nhưng không phải bạn uống một mạch mà nên uống từ từ và chia thành nhiều lần. Cứ khoảng 10 phút bạn lại bổ sung nước và nên uống nước ấm, không nên uống nước lạnh.
Các loại nước có thể bù như nước lọc, nước dừa, nước trái cây không đường, nước súp hoặc nước uống dùng trong thể thao có nhiều chất điện giải.
Dùng dung dịch bù nước oresol theo liều phòng ngừa khoảng 5 - 10ml/kg thể trọng sau khi đi ngoài phân lỏng.
Không nên kiêng khem quá kỹ bạn có thể ăn các món cháo phù hợp cho người bị tiêu chảy các loại cháo không nên cho dầu mỡ như cháo thịt bằm cà rốt, cháo gà nấm, cháo hoa… Các món cháo này vừa có thể bù thêm lượng nước và chất dinh dưỡng.
Nếu như triệu chứng tiêu chảy mới xuất hiện tình trạng không nghiêm trọng, tiêu chảy chưa có nhầy và máu bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tiêu chảy không kê đơn như subsalicylate, diosmectite bismuth loperamide…
Có một điều cần lưu ý là không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ em. Hoặc nếu ngoài tiêu chảy còn có bệnh lý khác tốt nhất nên đi khám để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp.
Nếu như phân có màu đen, đỏ, đau bụng dữ dội… thì nên đi khám ngay không nên chần chừ để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.