Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vì sao hay gặp táo bón ở bà bầu và cách khắc phục

Ngày 17/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mang thai là một quá trình được người mẹ rất quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Bất kể một bất thường của cơ thể trong thời kỳ mang thai cũng khiến mẹ bầu lo lắng, trong đó táo bón ở bà bầu cũng là một vấn đề hết sức nổi trội.

Táo bón là vấn đề mà hơn một nữa số mẹ bầu đều gặp phải. Táo bón gây đau bụng hoặc khó chịu đi ngoài khó, không thường xuyên và đi ngoài ra phân cứng. Biết được những lo lắng của mẹ bầu bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về táo bón ở bà bầu.

Triệu chứng táo bón xuất hiện khi nào trong thai kỳ?

Táo bón thường bắt đầu xuất hiện sớm nhất là khi nồng độ progesterone tăng lên, vào khoảng tháng thứ hai đến tháng thứ ba của thai kỳ. Nó có thể trở nên tồi tệ hơn khi quá trình mang thai diễn ra và tử cung phát triển.

Vì sao hay gặp táo bón ở bà bầu và cách khắc phục 1
Táo bón ở bà bầu thường xuất hiện vào tháng thứ hai hết tháng thứ ba của thai kỳ

Đối với một số phụ nữ, táo bón kéo dài trong suốt thai kỳ khi nồng độ progesterone đạt đỉnh. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục, hệ tiêu hoá của bà bầu sẽ hoạt động ổn định hơn. Và mẹ bầu có thể thực hiện các cách để chống táo bón ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Cũng như nhiều triệu chứng mang thai khác, hormone thai kỳ là thủ phạm gây táo bón. Progesterone khiến các cơ trong ruột giãn ra, giúp thức ăn lưu lại lâu hơn trong đường tiêu hóa. Nó giúp có thêm thời gian để các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và chuyển đến em bé của bạn. Nhưng có thể khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng tắc nghẽn lưu thông do chất thải ứ đọng. Tử cung đang phát triển cũng chiếm không gian của ruột gây chật chội cho sự hoạt động bình thường của nó.

Lo lắng, hồi hộp, ít tập thể dục và chế độ ăn ít chất xơ cũng có thể gây táo bón. Đôi khi uống sắt có thể góp phần gây táo bón. Mẹ bầu cần uống nhiều nước nếu đang bổ sung sắt. Các mẹ bầu có thể xem xét cần chuyển sang một loại thuốc sắt khác, nhưng nên tham khảo ý kiến với bác sĩ của bạn trước khi đổi.

Làm thế nào có thể ngăn ngừa hoặc điều trị chứng táo bón khi mang thai?

Bạn không cần phải cam chịu chín tháng khó chịu trong khi đã có rất nhiều cách để chống táo bón đồng thời chống lại bệnh trĩ:

Vì sao hay gặp táo bón ở bà bầu và cách khắc phục 2
Cùng tìm hiểu những giải pháp đối với táo bón khi mang thai

Bổ sung chất xơ

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, lý tưởng nhất là bạn sẽ tiêu thụ 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì, các loại đậu như đậu xanh, trái cây và rau tươi và trái cây sấy khô. Các thực phẩm màu xanh lá cây cũng có thể giúp bạn vì có tác dụng nhuận tràng mạnh.

Uống nhiều nước

Khi mang thai, bạn không chỉ ăn và uống cho hai người mà còn bài tiết cho cả hai người. Bạn sẽ có nhiều chất thải cần loại bỏ khỏi cơ thể của mình hơn bao giờ hết. 

Uống nhiều nước là rất quan trọng, đặc biệt khi tăng lượng chất xơ giúp đảm bảo phân mềm hơn. Uống 10 đến 12 cốc mỗi ngày. Sự kết hợp giữa chế độ ăn nhiều chất xơ và nhiều chất lỏng giúp bạn loại bỏ chất thải tốt nhất.

Tập thể dục thường xuyên

Nếu mẹ bầu không hoạt động thì sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn. Đi bộ, bơi lội và các bài tập vừa phải khác sẽ giúp ruột hoạt động bằng cách kích thích ruột. Vì vậy hãy lên lịch tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần 20 - 30 phút.

Sử dụng thuốc

Có những sản phẩm như Metamucil có thể giúp làm mềm nhu động ruột và giảm táo bón. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nhuận tràng.

Giảm hoặc loại bỏ chất bổ sung sắt

Mẹ bầu uống viên sắt bị táo bón: Có hay không? Việc bổ sung sắt có thể góp phần gây táo bón. Dinh dưỡng tốt thường có thể đáp ứng nhu cầu sắt của bạn trong thời kỳ mang thai. Thay vì dùng liều thuốc sắt như hiện tại bạn có thể giảm liều dùng trong ngày và bổ sung thêm sắt bằng các thực phẩm có chứa sắt thì có thể làm giảm táo bón. Trao đổi với bác sĩ về việc kiểm tra nồng độ sắt và các xét nghiệm để quản lý lượng chất sắt trong khi mang thai.

Tập thói quen đi vệ sinh tốt

Đi vệ sinh ngay khi bạn muốn chứ đừng chờ đợi. Tập thói quen ăn uống, đặc biệt là đồ uống nóng vào bữa sáng, có thể kích thích cảm giác muốn đi ngoài. Bạn nên thử ngồi trong nhà vệ sinh khoảng 20 phút sau bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng. Sử dụng một chiếc ghế đẩu và ngồi trên bồn cầu trong tư thế cúi người về phía trước, hai chân dang rộng và lưng thẳng. Tránh căng thẳng bằng cách thư giãn cơ bụng. Như vậy sẽ giảm nguy cơ táo bón của các mẹ bầu.

Những thuốc không nên dùng điều trị táo bón ở bà bầu

Thuốc nhuận tràng không được khuyến cáo để điều trị táo bón khi mang thai vì chúng có thể kích thích co bóp tử cung và gây mất nước. Trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung chất xơ, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân khi đang mang thai. Bên cạnh đó, dầu khoáng cũng không nên được sử dụng trong khi mang thai vì chúng làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Táo bón khi mang thai có nghiêm trọng không?

Thường thì không, nhưng đôi khi táo bón khi mang thai có thể là triệu chứng của một vấn đề khác. Nếu mẹ bầu bị táo bón nặng kèm theo đau bụng, xen kẽ với tiêu chảy hoặc đi ngoài ra chất nhầy hoặc máu, hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức.

Vì sao hay gặp táo bón ở bà bầu và cách khắc phục 3
Táo bón khi mang thai thường không nghiêm trọng 

Ngoài ra, rặn khi đi tiêu hoặc đi ngoài phân cứng có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ - là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng ở vùng trực tràng. Bệnh trĩ có thể làm mẹ bầu cực kỳ khó chịu mặc dù chúng hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, chúng sẽ biến mất khá sớm sau khi em bé sinh ra . Tuy nhiên, nếu cơn đau nặng hơn hoặc nếu bạn bị chảy máu trực tràng thì hãy gọi cho bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.

Trên đây tổng hợp những thông tin cơ bản về táo bón ở bà bầu và cách khắc phục. Nhà thuốc Long Châu hy vọng các mẹ bầu có thể áp dụng để khắc phục được tình trạng này khi mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm