Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4 và cách điều trị 

Ngày 17/07/2022
Kích thước chữ

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh về xương khớp, xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi lao động và độ tuổi trung niên gây đau đớn, khó khăn khi di chuyển, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Theo các số liệu thống kê thì bệnh này ngày càng trẻ hóa do nhiều yếu tố bên ngoài tác động, rất đáng lo ngại. Trong đó thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4 là trường hợp mắc phải nhiều nhất.

Để có phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả thì chúng ta cần phải tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh. Cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm hiểu tất cả những vấn đề trên nhé.

Định nghĩa thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mãn tính về xương khớp, bệnh phát triển từ từ, gây đau nhức khiến cơ thể mất cân bằng, hai chân tê yếu làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Các đốt sống lưng đảm nhiệm vai trò cực kỳ quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể, là nơi để các nội tạng bám vào nên các đốt sống lưng rất dễ bị tổn thương và suy yếu, nhất là đốt L3, L4 vì hai đốt sống này chịu áp lực từ cơ thể cao nhất.

Sụn khớp và đĩa đệm ở đốt sống lưng L3, L4 bị thoái hóa, xương dưới sụn và phần dịch cũng bị mất nước, lão hóa. Theo các thống kê thì người trong độ tuổi lao động và trung niên từ 55 tuổi trở đi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4

Các đốt sống lưng, nhất là các đốt L3, L4 phải chịu nhiều áp lực của cơ thể cùng với đó còn có nhiều nguyên nhân tác động đến khiến các đốt sống ngày càng thoái hóa, hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

  • Độ tuổi: Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là tuổi tác, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xương khớp sẽ suy yếu theo thời gian, đến một độ tuổi cố định sụn khớp sẽ giảm khả năng chịu áp lực và mất đàn hồi.
  • Công việc: Những người làm công việc bắt buộc đứng thường xuyên, mang vác vật nặng sẽ làm cho xương khớp lão hóa nhanh hơn.
  • Vận động sai cách: Lúc ngồi làm việc, các hoạt động hằng ngày và cả khi nằm ngủ nếu có những tư thế sai cũng gây tổn thương đến các đốt sống lưng, gián tiếp ảnh hưởng đến các nội tạng bên trong.
  • Di truyền: Một nguyên nhân ít người biết đến nhưng nó lại gây ra thoái hóa đốt sống lưng đó chính là di truyền, những người có ông bà, cha mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng thì nguy cơ bị bệnh cũng rất cao.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cơ thể cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển, do đó những ai không chú trọng bổ sung dưỡng chất hoặc mắc chứng rối loạn trao đổi chất, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém thì nguy cơ bị các bệnh về xương khớp cao hơn.
  • Các yếu tố khác: Dị tật bẩm sinh, chấn thương, béo phì

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4 và cách điều trị  1

Ngồi trước màn hình máy tính trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Những người có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống lưng L3, L4 

Theo các thống kê thì trên thế giới tỉ lệ người mắc bệnh thoái hóa cột sống ở độ tuổi trung niên là cao nhất, trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn. Các đối tượng mắc bệnh cụ thể như:

  • Trung niên và người lớn tuổi;
  • Nhân viên văn phòng phải ngồi trước màn hình máy tính trong thời gian dài, công nhân đứng máy, bốc vác;
  • Người bị chấn thương cột sống do tai nạn;
  • Người béo phì;
  • Người có điều kiện kinh tế khó khăn, không bổ sung đủ dưỡng chất;
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thoái hóa cột sống.

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4 và cách điều trị  2

Trung niên và người lớn tuổi là độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4

Trong thời gian đầu rất khó để nhận biết vì bệnh không có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng lâu ngày tại vị trí các đốt sống sẽ dần xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau lưng, đau chân làm cản trở vận động;
  • Khó khăn khi đi lại, đứng lên ngồi xuống;
  • Chân tay yếu, đôi lúc tê liệt;
  • Đau vùng mông, lan dần xuống chân;
  • Khi xoay người thường nghe tiếng rắc rắc của xương khớp.

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4 và cách điều trị  3

Ê buốt phần lưng là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh thoái hóa cột sống lưng L3, L4

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nếu không được điều trị tận gốc sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh, do đó khi phát hiện có các dấu hiệu mắc bệnh thì nên điều trị ngay.

Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ như paracetamol, efferalgan, meloxicam, etoricoxib… Đồng thời sử dụng thuốc kìm hãm quá trình lão hóa của xương khớp như glucosamine, thuốc ức chế…

Ngoài ra còn có thể sử dụng các dược liệu như ngải cứu, lá lốt, cỏ xước.

Sử dụng vật lý trị liệu

Châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, kết hợp cùng các bài tập trị đau nhức xương khớp… là những phương pháp rất an toàn và hiệu quả giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa teo cơ, liệt tứ chi.

Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với những bệnh nhân nặng xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc những bệnh nhân đã sử dụng thuốc, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng nhưng không đem lại kết quả khả quan.

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L3, L4 và cách điều trị  4

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với những bệnh nhân nặng

Bệnh thoái hóa cột sống lưng L3, L4 tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin