Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chấn thương thể thao và căng cơ do sử dụng cơ quá mức là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau cơ. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây đau cơ là triệu chứng của một số bệnh lý. Bài viết này sẽ đưa ra một số nguyên nhân cơ bản gây ra đau cơ và cách khắc phục chúng.
Các cơn đau cơ là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về thể chất, sức khỏe và là cơ chế tự bảo vệ rất quan trọng của cơ thể con người, nó báo hiệu cho chúng ta biết rằng cơ bắp của chúng ta đã kiệt sức và cần phải dừng lại, nghỉ ngơi. Khi nhắc đến đau cơ mọi người nghĩ ngay đến bài tập thể dục nặng mà bỏ quên còn có rất nhiều bệnh lý và thuốc cũng có thể gây đau cơ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân khiến cơ của bạn bị đau và cách khắc phục cho từng căn nguyên qua bài viết dưới đây.
Đau là một triệu chứng mà cơ thể đang cảnh báo bạn về vị trí đang bị tổn thương hay xảy ra bất thường. Đau cơ là tình trạng đau tại một khu vực hay lan rộng khắp cơ thể, có thể đến từ việc cơ đã tổn thương. Đau cơ cũng là một trong các lý do phổ biến khiến nhiều người phải đến bác sĩ.
Đau cơ có thể nhận biết qua các dấu hiệu lâm sàng như suy giảm khả năng chịu lực của cơ, hạn chế cử động do đau, cứng khớp, sưng tấy và thay đổi cơ chế sinh học ở các khớp lân cận. Tình trạng này mang đến cảm giác vô cùng khó chịu và hầu như tất cả mọi người đều từng bị đau nhức cơ, cứng mô mềm gây đau khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày như leo cầu thang và bê vật.
Mỗi khi nhắc đến đau cơ mọi người nghĩ ngay đến việc tập luyện quá mức, tuy nhiên, đau cơ không chỉ xuất phát từ hoạt động thể chất mà còn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị đau nhức ở một hay nhiều vị trí.
Viêm đa cơ
Viêm đa cơ là một nhóm bệnh về cơ được đặc trưng bởi tình trạng viêm cơ tiến triển và là một bệnh hệ thống cực kỳ hiếm gặp trên toàn thế giới. Bệnh thường diễn ra âm thầm và khởi phát trong vòng vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng đau cơ lan rộng như đau khớp, đau cơ đầu chi, yếu cơ, đặc biệt xung quanh hông và đùi, gây khó khăn khi ngồi xổm hoặc đứng lên. Một số bệnh nhân có kèm theo đau cơ tự phát hoặc bị yếu cơ cổ, khó nuốt.
Hội chứng đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một hội chứng đau mãn tính vô căn được xác định bởi tình trạng đau cơ xương khớp lan rộng và các điểm đau toàn thân. Hiện tại, nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa vẫn chưa rõ ràng, nó có thể bắt nguồn thì sự nhạy cảm thần kinh, quá trình xử lý cơn đau có trục trặc hoặc do sự thay đổi điều tiết opioid nội sinh của não tham gia điều chế cơn đau.
Đau cơ xơ hóa có biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là đau khi chạm vào, cứng khớp ở nhiều bộ phận của hệ thống cơ xương, cũng như các điểm đau ở những vùng đặc biệt. Những điểm đau này được tìm thấy ở gân, cơ hoặc các mô khác và thường phân bố đối xứng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kèm theo một số triệu chứng như khô miệng và/hoặc mắt, nhức đầu, chóng mặt, đau khớp thái dương hàm, buồn nôn, đau bụng và đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đi tiểu đêm, hơn nữa, nó còn gây ra a các vấn đề về giấc ngủ, trầm cảm, mệt mỏi mãn tính và các thách thức về nhận thức. Do không có các triệu chứng thực thể khách quan, bệnh nhân đau cơ xơ hóa có thể bị chẩn đoán sai vì các dấu hiệu lâm sàng của nó trùng lặp với các bệnh khác.
Đau nhức cơ xảy ra vài giờ đến 48 giờ sau khi tập luyện và thường kéo dài khoảng 1 đến 3 ngày. Không phải bài tập nào cũng gây ra tình trạng đau nhức này, nó chỉ xảy ra khi bạn thực hiện một số bài tập cường độ cao hơn hoặc bài tập mới mà cơ thể bạn chưa quen. Nguyên nhân là do khi vận động quá mức kéo theo cơ co vượt quá khả năng chịu đựng, gây ra những vết rách nhỏ dọc theo cơ và mô liên kết gần đó, sau đó, tình trạng viêm sẽ diễn ra, thu hút tế bào miễn dịch và canxi đến để chữa làm vết thương. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn làm thế nào quá trình này dẫn đến đau đớn, nhưng khi kết hợp lại, vết rách vừa được phục hồi vừa xảy ra đau nhức cơ.
Có một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng của bệnh cơ. Các loại thuốc khác nhau gây tổn thương các bộ phận khác nhau. Chúng có thể ảnh hưởng đến các sợi cơ, màng tế bào, các mối nối thần kinh cơ,... Trong đó, đau cơ do statin là một ví dụ điển hình.
Statin là lựa chọn hàng đầu để hạ lipid máu ở bệnh nhân rối loạn lipid máu, chẳng hạn như những người bị tăng cholesterol máu hoặc tăng triglycerid máu để giảm nguy cơ tử vong và bệnh tật của các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, tác dụng phụ đáng kể nhất về mặt lâm sàng của liệu pháp statin là các triệu chứng liên quan đến cơ bao gồm bệnh cơ, đau cơ, viêm cơ cho đến tiêu cơ vân.
Cơ chế mà statin gây độc cơ hoặc các triệu chứng cơ liên quan đến statin vẫn chưa được hiểu rõ. Nhưng những bệnh nhân đang dùng thuốc hay thực phẩm có chứa chất ức chế và cảm ứng hệ thống cytochromes P450 (thuốc chống nhiễm trùng, thuốc đối kháng canxi, cyclosporine, nước ép bưởi,...) sẽ có nguy cơ không dung nạp statin cao hơn. Vì statin được chuyển hóa qua gan nên các chất ức chế và cảm ứng hệ thống cytochromes P450 có thể gây ra tương tác thuốc - thuốc ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, cuối cùng dẫn đến làm nặng thêm các tác dụng phụ nói chung như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu,... và trên cơ nói riêng như đau cơ, viêm cơ, tiêu cơ vân.
Để khắc phục tình trạng đau cơ thì bạn cần xác định nguyên nhân gây đau và điều trị căn nguyên.
Có rất nhiều bệnh lý gây đau cơ thì tùy vào từng bệnh khác nhau mà có cách điều trị khác nhau. Khi căn nguyên do bệnh lý khác được hạn chế hay loại bỏ thì đau cơ sẽ hết.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu đau cơ khi dùng statin thì ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để tìm hướng xử lý. Thường bác sĩ sẽ cho bạn đổi một loại thuốc hạ lipid khác hoặc giảm liều statin và kết hợp thuốc.
Đau cơ sau vận động sẽ giảm trong vòng vài ngày. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm được dược sĩ khuyên dùng để giúp giảm đau, bằng đường uống hoặc dưới dạng thuốc bôi bôi trực tiếp lên da trên cơ. Và kết hợp nghỉ ngơi và tập vật lý trị liệu như xoa bóp, chườm nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh mạch, không nên hoạt động quá sức. Vitamin C đường uống có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen trong mô liên kết, giúp đẩy nhanh quá trình sửa chữa các mô bị tổn thương và giảm đau nhức.
Tóm lại, đau cơ là tình trạng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Nó có thể đến từ tập thể dục, chơi thể thao, tác dụng phụ của một số thuốc và triệu chứng của bệnh lý liên quan đến cơ khác. Điều quan trọng là bạn cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức này và điều trị căn nguyên thì đau cơ sẽ thuyên giảm và/hoặc biến mất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.