Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh đau mắt hột khá phổ biến ở các bệnh về mắt. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn các thông tin về triệu chứng đau mắt hột mà bạn cần lưu ý.
Bệnh đau mắt hột là nguyên nhân gây mù hàng đầu có thể phòng ngừa được trên toàn thế giới. Hầu hết các trường hợp mắc đau mắt hột xảy ra ở các khu vực nghèo ở Châu Phi, nơi đây chiếm 85% số người mắc bệnh. Ở những vùng phổ biến bệnh đau mắt hột, tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể lên tới 60% hoặc hơn. Triệu chứng đau mắt hột cần được biết đến rộng rãi để thuận tiện cho việc phòng tránh và điều trị.
Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh biểu hiện dưới dạng viêm mãn tính ở kết mạc, là các mô bên ngoài lót mí mắt và lòng trắng của mắt. Bệnh đau mắt hột là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa do truyền nhiễm hiện nay.
Người ta ước tính có tới 8 triệu người bị mù vĩnh viễn do bệnh đau mắt hột và 84 triệu người nữa cần được điều trị nếu muốn ngăn ngừa mù lòa. Tình trạng viêm do nhiễm trùng khiến kết mạc bị sẹo và sần sùi, cản trở chức năng tự bôi trơn của mắt. Khi bệnh tiếp tục, giác mạc sẽ bị sẹo. Các mạch máu bất thường bắt đầu phát triển bên trong nó, gây giảm thị lực và trong một số trường hợp gây mù lòa. Dưới đây là các triệu chứng đau mắt hột mà bạn cần lưu ý:
Một trong những triệu chứng đầu tiên của đau mắt hột là cảm giác ngứa ngáy và kích ứng nhẹ ở mắt. Người bệnh thường cảm thấy muốn dụi mắt liên tục.
Đau mắt hột gây ra viêm kết mạc, làm cho mắt bị đỏ. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.
Viêm kết mạc là hiện tượng viêm màng kết mạc, lớp màng mỏng trong suốt che phủ phần trắng của mắt và bên trong mí mắt. Viêm kết mạc do đau mắt hột không chỉ gây ra đỏ mắt mà còn khiến mắt trở nên rất nhạy cảm và dễ bị kích thích.
Mắt chảy nước mắt nhiều là một trong những triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết của đau mắt hột. Khi nhiễm trùng xảy ra, hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều nước mắt hơn để giúp rửa trôi các tác nhân gây hại và bảo vệ mắt khỏi các tổn thương thêm.
Khi mắt bị kích ứng tuyến lệ sẽ tăng cường hoạt động để sản xuất nước mắt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mắt luôn ẩm ướt, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh.
Mắt đau nhức, đặc biệt khi chạm vào, là một triệu chứng phổ biến của bệnh đau mắt hột. Cảm giác đau nhói trong mắt có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đau nhức thường đi kèm với cảm giác ngứa và khó chịu, làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Trong nhiều trường hợp, đau nhức kéo dài có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Một trong những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh đau mắt hột là mắt tiết ra mủ hoặc dịch nhầy, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Dịch này thường làm dính mi mắt, khiến người bệnh khó mở mắt và cảm thấy rất khó chịu.
Chảy mủ hoặc dịch nhầy không chỉ là dấu hiệu của viêm nhiễm mà còn có thể dẫn đến các vấn đề vệ sinh mắt, gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Nên vệ sinh, rửa mắt để tránh lây nhiễm là điều quan trọng cần lưu ý.
Người mắc bệnh đau mắt hột thường trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng. Có một từ khác miêu tả tình trạng này gọi là chứng sợ ánh sáng. Sự nhạy cảm này gây ra cảm giác khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc làm việc dưới ánh sáng đèn.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể làm suy giảm khả năng làm việc và học tập. Sử dụng kính râm và giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng mạnh là những biện pháp giúp giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh.
Mí mắt sưng phồng và có dấu hiệu viêm là một triệu chứng đau mắt hột thường gặp. Sưng phồng mí mắt là dấu hiệu cảnh báo sự viêm nhiễm. Trong trường hợp nghiêm trọng, mí mắt có thể bị sẹo, dẫn đến biến dạng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Sưng phồng mí mắt không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm khả năng nhắm mở mắt, gây cản trở tầm nhìn trong việc quan sát và sinh hoạt. Việc điều trị kịp thời và đúng cách có thể giảm thiểu sưng phồng và ngăn ngừa biến chứng lâu dài.
Trong giai đoạn tiến triển của bệnh đau mắt hột, bên trong mí mắt có thể xuất hiện các hạt nhỏ, được gọi là “hột”. Đây là dấu hiệu đặc trưng và thường gặp ở các trường hợp đau mắt hột mãn tính. Những hạt nhỏ này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tổn thương bề mặt mắt, dẫn đến viêm nhiễm và sẹo. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các hạt này là cần thiết để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh đau mắt hột có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến giác mạc, dẫn đến mờ mắt và giảm thị lực. Thị lực có thể làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và tham gia các hoạt động hàng ngày.
Việc phát hiện sớm các triệu chứng đau mắt hột và điều trị đúng cách có thể ngăn ngừa tổn thương lâu dài và bảo vệ thị lực cho người bệnh. Điều này đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc y tế thường xuyên và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bệnh.
Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị đau mắt hột như: Sẹo và biến dạng của mí mắt trên, sẹo giác mạc, mí mắt bị hếch, lông mi cọ sát vào giác mạc, sự phát triển bất thường của mạch máu giác mạc, mù một phần hoặc toàn bộ.
Bệnh đau mắt hột phổ biến nhất ở các cộng đồng nghèo đói và đang phát triển. Nguyên nhân là do vệ sinh không đúng cách và thiếu giáo dục về sự sạch sẽ, đặc biệt liên quan đến rửa mặt. Ngoài ra cũng do khu vực sinh hoạt đông đúc, nguồn cung cấp nước sạch khan hiếm, ruồi sinh sản trong phân người hoặc động vật, tắm trong nước không sạch và nhà ở không đủ điều kiện. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo dễ mắc bệnh nhất. Bất cứ ai tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh cũng có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Như vậy bài viết đã có đầy đủ thông tin về các triệu chứng đau mắt hột mà bạn nên biết. Bạn có thể chủ động phòng tránh cho bản thân và gia đình mình bằng các biện pháp đơn giản như: Vệ sinh tay sạch sẽ, không dùng chung khăn mặt,...
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.