Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Ăn ngon khỏe

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng cách và an toàn

Ngày 26/04/2024
Kích thước chữ

Nhiều người sau khi sử dụng thức ăn còn dư, thường sẽ bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng một số nguồn thông tin cho rằng, nếu thức ăn sau khi nấu chín bảo quản không đúng cách sẽ thường sản sinh ra các độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy cách bảo quản thức ăn đã nấu chín như thế nào là đúng nhất.

Để bảo quản thực phẩm đã nấu chín tại nhà, hãy để nguội hoàn toàn trước khi cất vào hộp kín hoặc túi an toàn trong tủ đông, sau đó cho vào tủ lạnh kịp thời hoặc cấp đông để bảo quản lâu dài hơn. Việc đóng gói và kiểm soát nhiệt độ thích hợp là điều cần thiết để duy trì chất lượng và an toàn thực phẩm. Cùng Long Châu tìm hiểu thêm về các cách bảo quản thức ăn đã nấu chín bạn nhé!

Thức ăn đã nấu chín để bên ngoài được bao lâu?

Thức ăn sau khi được nấu chín chỉ nên để ở bên ngoài trong thời gian ngắn từ 1 đến 2 giờ. Vì nếu sau thời gian này, vi khuẩn rất dễ xâm nhập và phát triển nhanh chóng, từ đó sản sinh ra các hoạt chế gây nên nguy cơ nhiễm trùng đường ruột khi tiêu thụ.

Tuy nhiên, nếu ở thời tiết nóng, thức ăn sau khi chế biến sẽ bị ôi thiu nhanh hơn. Nếu bạn có dự định bảo quản thức ăn đã nấu chín bên ngoài thì hãy đảm bảo nhiệt độ phòng không quá cao, và bảo quản thức ăn không quá 1 đến 2 giờ. Để hạn chế tình trạng thức ăn biến chất dễ sản sinh ra vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng cách và an toàn 1
Thức ăn đã nấu chín có thể để ở ngoài tầm 1 đến 2 giờ

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng nhất

Dưới đây là một số cách bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng nhất, bạn nên tham khảo:

Phân loại thức ăn

Việc phân chia và sắp xếp những loại thức ăn khác nhau theo khoa học sẽ giúp bạn dễ kiểm soát và kiểm tra hơn. Ở các tủ lạnh, đều có ngăn phân chia thức ăn như thịt cá, rau củ hay những thực phẩm đóng hộp. Đối với thức ăn đã nấu chín, bạn nên chia ra từng hộp với từng loại món ăn riêng biệt để tránh lẫn mùi thức ăn với nhau.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín 2
Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín 

Đóng gói thức ăn cẩn thận

Bạn nên bảo quản thức ăn trong các hộp phân chia hay bọc kín trước khi đưa vào tủ lạnh để hạn chế tình trạng thức ăn bị trào ra bên ngoài. Việc đóng gói thức ăn kỹ sẽ giúp tủ lạnh nhà bạn được ngăn nắp hơn, tạo nhiều không gian để lưu trữ thức ăn.

Nên để thức ăn nguội trước khi cho vào tủ lạnh

Nhiều người thường có thói quen bỏ thức ăn vào tủ lạnh ngay khi vừa nấu xong. Tuy nhiên, việc làm này tưởng chừng như vô hại nhưng thực sự lại rất có hại, do khi thức ăn còn nóng, khi bỏ vào tủ lạnh sẽ dễ gây biến chất và thức ăn cũng nhanh hỏng hơn. Không những thế việc làm này cũng sẽ khiến thức ăn bị biến đổi hương vị, không còn hương vị ngon như lúc ban đầu.

Thời gian bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hợp lý

Thời gian bảo quản những thức ăn đã nấu chín sẽ phụ thuộc vào từng loại thực phẩm khác nhau:

  • Thịt, gia cầm và hải sản: Những thức ăn như thịt, gia cầm và hải sản thường sẽ được bảo quản trong tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày.
  • Rau củ quả và trứng: Các loại canh rau, rau luộc hay trứng thường sẽ được bảo quản trong tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày.
  • Các sản phẩm có chứa sữa: Những thức ăn như sữa chua, súp hay các món ăn có chứa sữa thường sẽ được bảo quản từ 3 đến 7 ngày.
  • Thức ăn chứa tinh bột: Những thức ăn có chứa tinh bột như cơm, mì hay các các món củ hầm thường sẽ được bảo trong tầm 3 đến 5 ngày sau khi chế biến.

Chú ý đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo, do thời gian bảo quản thức ăn sẽ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ cũng như những loại thực phẩm khác nhau. Nếu nhận thấy những dấu hiệu lạ của thức ăn như những biến đổi liên quan đến màu sắc hay hương vị thì bạn nên đổ bỏ.

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín 3
Nên đổ bỏ thức ăn nếu sau thời gian bảo quản thức ăn có mùi lạ

Nếu ăn phải thức ăn ôi thiu sẽ như thế nào?

Khi thức ăn không được bảo quản hợp lý sẽ gây nên tình trạng ôi thiu, tức là thức ăn đã có sự xâm nhập và phát triển bởi những vi khuẩn, từ đó sẽ sản sinh ra những hợp chất có hại. Những hợp chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng do thực phẩm: Thức ăn ôi thiu thường chứa một lượng lớn vi khuẩn gây hại như listeria, e.coli… Người tiêu thụ có thể sẽ bị nhiễm trùng và gặp các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… thậm chí là ngất xỉu.
  • Gây nên các vấn đề về tiêu hóa: Khi ăn phải những thức ăn ôi thiu, các độc tố sinh học và hóa học sản sinh ra trong đó sẽ gây nên những vấn đề về tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, đau bụng,...
  • Gây tăng huyết áp: Khi các độc tố từ thức ăn ôi thiu xâm nhập vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp cho tim mạch và gây nên các vấn đề như tăng huyết áp, nhịp tim tăng, gây khó thở.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy luôn kiểm tra và bảo quản thức ăn một cách an toàn và tuân thủ theo các nguyên tắc bảo quản thực phẩm. Nếu nhận thấy có bất kỳ những dấu hiệu nào sau khi ăn những thức ăn đã được bảo quản. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Đồ ăn để tủ lạnh được bao lâu? Cách bảo quản đồ ăn tốt nhất

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin