Rung chân là thói quen xấu và không nên duy trì trong cuộc sống hằng ngày. Vậy cách bỏ thói quen rung chân như thế nào cho hiệu quả? Bài viết đề cập đến vấn đề này cụ thể hơn.
Trong cuộc sống hằng ngày bạn có thể vô tình tự tạo nên những thói quen nhỏ nhưng chúng không mấy có ích cho bản thân. Rung chân chính là một trong số đó. Thói quen rung chân hầu như không mang tác dụng gì tốt nhưng có thể bắt gặp nhiều người Việt hiện nay giữ thói quen này. Vậy cách bỏ thói quen rung chân như thế nào?
Tại sao chúng ta rung chân?
Rung chân là hành động dùng chân liên tục lắc qua lắc về hay đơn giản là nhịp chân lên xuống. Có một số người tự ý rung chân mà ngay cả bản thân họ cũng không biết, vậy có thể thấy đây là phản xạ không nhận thức của một cá nhân bất kỳ. Vậy trước khi tìm hiểu về cách bỏ thói quen rung chân, bạn cần tìm hiểu tại sao bạn vô ý rung chân?
Quá tập trung: Có một số người khi quá tập trung suy nghĩ, đọc sách thì vô thức rung chân. Nhiều nghiên cứu chỉ ra lúc cơ thể tập trung, khu vực kiểm soát các chức năng nhận thức vận động chéo với nhau trong não từ đó kích động chân rung. Đây được ví như là cách giải phóng năng lượng thần kinh khi não đang đối mặt với vấn đề khó khăn.
Bồn chồn, chán: Khi cơ thể rơi vào cảm giác chán nản, chúng ta thường phải tạo ra một hành động kích thích. Rung chân như là cách giúp cơ thể kích động hơn, chuyển động nhanh hơn.
Bệnh: Rung chân không còn là thói quen vô thức nếu chúng là dấu hiệu của bệnh. Hội chứng chân không nghỉ, tăng động, tự kỷ, đều là các căn bệnh mà người mắc thường thích rung chân.
Sử dụng chất tăng lực: Một số người sử dụng chất tăng lực có chứa nicotine, caffeine và đây là thức uống dễ gây kích động hay lo lắng quá mức cho cơ thể. Từ đó khi ngồi họ thường có xu hướng rung chân.
Cách bỏ thói quen rung chân
Thói quen được hình thành sớm nhất là trong 21 ngày và đặc biệt các thói quen xấu thường dễ được duy trì hơn là thói quen tốt. Rung chân cũng tương tự và nếu đã xác định được chúng không phải là dấu hiệu của bệnh thì nên khắc phục dần với:
Tập thể dục
Bạn cần duy trì chế độ tập luyện thể thao từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để vừa tăng cường được sức khoẻ tổng thể, vừa giải phóng tâm trí tốt hơn. Chính việc vận động cơ thể kích thích hệ tuần hoàn máu, từ đó giúp các tế bào cơ thể được nuôi dưỡng tốt hơn bởi máu. Từ đó hệ thần kinh được bảo vệ, giảm stress, giải tỏa căng thẳng và lo lắng. Vậy nên đây là cách giúp bạn không rung chân khi căng thẳng.
Hít thở sâu
Cách bỏ thói quen rung chân đơn giản nhất là tập hít thở sâu. Hít thở sâu giúp cơ thể giữ được trạng thái bình tĩnh, từ đó ngừa lo lắng. Đây cũng là cách dễ thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Một khi bạn nhận ra mình rung chân thì hãy hít thở thật sâu để điều khiển hành vi này của mình.
Mát xa chân
Mát xa chân giúp thuyên giảm thói quen rung chân hiệu quả. Nó giúp bạn thả lỏng cơ bắp toàn thân, giải tỏa được căng thẳng và mệt mỏi. Bạn không cần đi mát xa mà có thể tự thực hiện bóp chân ngay tại nhà và từ đó có thể điều trị việc rung chân. Đặc biệt bạn nên tắm nước ấm thường xuyên để thư giãn cơ thể hiệu quả hơn. Tuy nhiên tránh để nhiệt độ quá nóng để làm da khô.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn muốn trí não hoàn toàn đủ tỉnh táo để làm việc tập trung, cơ thể tràn đầy năng lượng trước một ngày mới thì phải ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Từ đó hạn chế được thói quen rung chân trong vô thức. Chưa kể ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức bền.
Nhờ tác động từ bên ngoài
Con người chúng ta bản năng là cần được sự công nhận và sợ chỉ trích. Cách nhanh nhất để từ bỏ một thói quen xấu là bạn nhờ vả bạn bè, người thân chỉ ra hành động của mình mỗi khi mình vô thức rung chân. Chỉ cần bạn tự nhận thức hành vi của mình, khuyến khích bản thân dần dần thì bạn nhanh chóng từ bỏ được thói quen cũ.
Làm sao để tránh hình thành thói quen xấu?
Sau khi tìm hiểu về cách bỏ thói quen rung chân, bạn cần tìm hiểu rộng hơn về cách từ bỏ một thói quen xấu bất kỳ. Thực tế ai trong chúng ta cũng dễ dàng có thói quen xấu, chúng thật sự rất đa dạng như cắn móng tay, uống nhiều cà phê, ngủ khuya. Vậy làm gì khi bản thân nhận ra mình cần bỏ thói quen xấu?
Xác định nguyên nhân
Trước tiên bạn phải hiểu tại sao mình đang sở hữu thói quen này. Hãy tự đặt ra các câu hỏi như hành vi này đã bắt đầu từ khi nào, tại sao mình liên tục lặp lại nó, mình thực hiện nó đem đến cảm giác như thế nào, có gì đó liên quan với hành vi này không. Ví dụ như bạn nhận ra bản thân không thể đi ngủ sớm bởi trước đó đam mê lướt mạng xã hội. Vậy ngay từ ngày mai bạn cần bỏ điện thoại trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ đồng hồ để bắt đầu đi ngủ sớm hơn.
Tập trung vào lợi ích khi thay đổi thói quen
Bạn chỉ thực sự thay đổi khi nhận ra tác dụng của việc thay đổi này là có ích với bạn. Hãy dành ra những phút yên tĩnh để hiểu được tác dụng của việc thay đổi thói quen xấu cho cuộc sống của mình. Sau khi xác định được lợi ích, hãy tập trung vào nó và luôn lặp đi lặp lại lợi ích này trong đầu hằng ngày để thay đổi thói quen.
Thực hành và kiên nhẫn
Trong những ngày đầu bắt đầu từ bỏ thói quen xấu, có thể bạn làm chúng rất tốt. Tuy nhiên nó có thể thất bại sau 1 tuần hay 1 tháng. Sẵn sàng cho việc bạn thất bại tuy nhiên không bỏ cuộc. Kiên nhẫn và tiếp tục thực hành thói quen tốt thay thế thói quen xấu, lâu dần chúng trở thành thói quen của bạn khi lặp lại chúng trong 3 tháng và dần trở thành lối sống trong 6 tháng.
Trên đây là những chia sẻ về cách bỏ thói quen rung chân. Nếu bạn đang sở hữu thói quen xấu này, đây chính là bài viết dành cho bạn và nên áp dụng quy tắc trên vào cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.