Uống cà phê nhiều có tốt không? Sai lầm thường gặp khi uống cà phê
Ngày 17/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Uống cà phê nhiều có tốt không là câu hỏi của nhiều người, đặc biệt là người yêu thích và tiêu thụ cà phê thường xuyên. Thực tế, cà phê là thức uống vừa có lợi, vừa có hại đối với sức khỏe nếu sử dụng không hợp lý.
Uống cà phê nhiều là thói quen của không ít người, đặc biệt là người cần sự tập trung, nhân viên văn phòng,... Để biết uống cà phê mỗi ngày có tốt không hay uống cà phê có tác dụng gì? Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Uống cà phê nhiều có tốt không? Điều gì xảy ra khi uống cà phê mỗi ngày?
Muốn giải đáp thắc mắc uống cà phê nhiều có tốt không, bạn cần dựa trên nhiều yếu tố như liều lượng cà phê uống mỗi ngày, loại cà phê sử dụng, thành phần khi pha cà phê,... Theo các chuyên gia y tế, khi uống cà phê mỗi ngày, những điều sau đây có thể xảy ra.
Nghiện cafein: Uống cà phê mỗi ngày có tốt không? Khi sử dụng cà phê thường xuyên, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ nghiện cafein khá cao bởi đây là thành phần chủ yếu trong cà phê.
Tỉnh táo hơn, giảm trầm cảm: Mỗi ngày bạn uống một lượng cà phê vừa đủ sẽ giúp tinh thần được tỉnh táo hơn, tránh căng thẳng và nguy cơ trầm cảm nhờ hiệu quả tăng dẫn truyền xung thần kinh và cải thiện tâm trạng.
Giảm cân: Uống cà phê nhiều có tốt không? Uống cà phê có thể giúp cơ thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình trao đổi chất và từ đó, đốt cháy nhiều axit béo hơn, giảm nguy cơ tích tụ trong máu và những vùng như bụng, đùi, bắp tay,...
Mất ngủ: Nếu bạn duy trì thói quen uống nhiều cà phê vào buổi chiều hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, thậm chí mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đau đầu,... vào sáng hôm sau.
Kích động: Uống cà phê mỗi ngày có thể khiến bạn trở nên kích động hơn, giảm khả năng kiểm soát cảm xúc do cà phê khiến giấc ngủ bị gián đoạn, tinh thần tập trung thời gian dài dẫn đến ức chế và stress, căng thẳng, lo âu,...
Kéo dài tuổi thọ: Bạn muốn tìm hiểu uống nhiều cà phê có tốt không? Theo một số nghiên cứu cho thấy, cà phê có thể làm giảm tỷ lệ tử vong nếu uống một lượng nhất định mỗi ngày nhờ việc cà phê giúp tăng chất lượng cuộc sống, chống oxy hóa, kích thích hưng phấn,...
Giảm nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2: Bệnh tiểu đường đang ngày một phổ biến hơn và gây nhiều biến chứng nặng cho sức khỏe. Các bác sĩ cho biết, khi bạn uống cà phê không đường hoặc ít đường sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, kể cả khi bạn uống cà phê không chứa cafein.
Tăng chống oxy hóa: Ngoài cafein thì chất chống oxy hóa cũng là thành phần đáng quan tâm có trong cà phê. Liệu uống cà phê nhiều có tốt không? Uống cà phê nguyên chất có thể bổ sung một lượng chất chống oxy hóa, từ đó tăng khả năng bảo vệ tế bào và cơ thể.
Tuy có một số tác dụng có lợi nhưng nhìn chung, việc uống nhiều cà phê vẫn ẩn chứa rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe nên tốt nhất bạn nên kiểm soát lượng cà phê tiêu thụ ở mức ổn định để tránh hậu quả như:
Đau đầu;
Mất ngủ;
Hay cáu gắt;
Mất tập trung;
Tim đập nhanh;
Rung cơ;
Giảm tác dụng của thuốc hoặc thảo dược.
Sai lầm tai hại khi uống cà phê không hợp lý
Bạn biết tại sao uống cà phê lại buồn ngủ không? Ngoài liều lượng cà phê thì cách pha chế cà phê cũng ảnh hưởng đến chất lượng và nguy cơ gây hại của thức uống này. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh tuyệt đối khi uống cà phê để có được hiệu quả cao.
Sử dụng cà phê xay sẵn: Nhiều người vì bận rộn nên đã mua cà phê xay sẵn để dùng dần, tuy nhiên đây lại là nguyên nhân khiến bạn gặp tác hại khi uống cà phê đấy. Cà phê xay sẵn có thể chứa phụ gia cùng nhiều gốc tự do gây hại.
Bảo quản cà phê trong bao bì nhựa: Khi mở túi cà phê bạn nên bảo quản chúng trong lọ thủy tinh để giữ nguyên chất lượng cà phê và hạn chế cà phê hấp thụ hơi ẩm từ không khí.
Uống cà phê lúc sáng sớm: Uống cà phê nhiều có tốt không? Bạn không nên uống cà phê vào sáng sớm, nhất là trước 7h sáng vì đây là thời điểm nên ăn sáng, việc uống cà phê sẽ không tốt cho dạ dày.
Chọn loại cà phê đậm màu: Nhiều người có thói quen chọn mua loại cà phê rang có màu đậm vì nghĩ đây mới là cà phê ngon và thơm. Tuy nhiên lượng chất chống oxy hóa trong loại cà phê đã bị mất khá nhiều, thậm chí có thể tăng nguy cơ ung thư khi uống cà phê bị cháy trong lúc rang.
Uống quá nhiều cà phê: Uống nhiều cà phê có tốt không? Mặc dù việc uống cà phê có thể đem lại một số lợi ích nhưng nhìn chung, uống quá nhiều cà phê vẫn rất hại cho sức khỏe vì có nguy cơ dẫn đến rối loạn nhịp tim, phấn khích, kích động, mất ngủ, đau đầu, buồn nôn,...
Nên uống bao nhiêu cà phê là đủ?
Uống cà phê nhiều không tốt, vậy mỗi ngày nên uống bao nhiêu cà phê là đủ? Một vài nghiên cứu về lợi ích và tác hại khi uống cà phê cho thấy, mỗi người có nhu cầu và giới hạn lượng cà phê uống mỗi ngày khác nhau. Điều này bắt nguồn từ việc hàm lượng cafein trong mỗi loại cà phê, cách pha cà phê khác nhau.
Khuyến cáo từ tổ chức y tế rằng người trưởng thành không nên nạp quá 300 - 400mg cafein mỗi ngày. Với loại cà phê pha đặc, cà phê đen đậm đặc, lượng cafein này tương đương với 1 - 2 cốc cà phê/ngày. Bạn không nên uống lượng cà phê nhiều hơn và tốt nhất nên uống sau bữa ăn, tránh uống khi đói.
Nếu bạn ưa chuộng loại cà phê sữa, cà phê latte,... hãy cân nhắc lượng cafein, sữa và đường trong cà phê nhé. Các thành phần này cũng có thể đem lại tác hại nếu uống nhiều hoặc dùng sai cách.
Tóm lại, câu hỏi uống cà phê nhiều có tốt không đã vừa được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết trên, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc. Khi uống cà phê, nếu nhận thấy dấu hiệu lạ thường như đau đầu, tim đập nhanh, mệt mỏi,... bạn cần ngừng uống ngay và đến gặp bác sĩ khi tình trạng không thuyên giảm.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.