Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chữa bệnh lậu dứt điểm và hiệu quả

Ngày 21/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Do triệu chứng của bệnh lậu thường không điển hình khiên người mắc bệnh không biết mình nhiễm lậu nên dễ lây nhiễm khi quan hệ tình dục cho bạn tình. Vì vậy, thông qua bài viết tìm hiểu những cách chữa bệnh lậu hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Bệnh lậu là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến do song cầu khuẩn Gram âm (Neisseria Gonorrhoeae) gây ra. Bệnh dễ lây lan qua đường đường tình dục. Tỷ lệ mắc bệnh lậu ở cả nam và nữ là như nhau nếu không có biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Bài viết này sẽ cho bạn biết về những cách chữa bệnh lậu hiện nay, được hầu hết các bác sĩ đã và đang áp dụng vào điều trị.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu (Gonorrhea) còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường nhiễm vào biểu mô của niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng, hầu họng hoặc kết mạc, gây ra các tình trạng như kích ứng, đau nhức và xuất huyết.

Bệnh lậu thường gặp ở cả nam giới và nữ giới khi quan hệ tình dục không an toàn. Triệu chứng bệnh không điển hình, người mắc bệnh có thể không biết mình nhiễm lậu từ đó sẽ dễ lây nhiễm cho bạn tình.

Cách chữa bệnh lậu hiệu quả và an toàn 1
Vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae

Người mắc bệnh lậu có biểu hiệu gì?

Biểu hiện của bệnh lậu theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được tìm thấy ở bộ phận sinh dục, hậu môn và cổ họng, có sự khác biệt giữa nam và nữ. Thông thường, triệu chứng và dấu hiệu thường xuất hiện khoảng 10 - 20 ngày sau khi quan hệ tình dục với người mắc lậu cầu. 

Khi các triệu chứng xuất hiện, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây phát ban, sốt và đau khớp. Trường hợp không được điều trị kịp thời có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ, viêm tinh hoàn, viêm cổ tử cung,...

Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu bệnh lậu thường khác nhau ở nam và nữ.

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới:

  • Tần suất đi tiểu nhiều bất thường và có cảm giác đau và rát;
  • Dịch nhầy tiết ra liên tục, nhỏ giọt màu trắng, vàng, be tại dương vật;
  • Sưng hoặc đau ở tinh hoàn;
  • Đầu dương vật xuất hiện tình trạng đau hoặc sưng;
  • Hậu môn ngứa, rát và đau.

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới:

  • Đau họng, sốt, ớn lạnh;
  • Đau ở vùng bụng dưới;
  • Đau khi quan hệ tình dục (chỉ chiếm dưới 50%);
  • Tiết dịch niệu đạo bất thường;
  • Khi đi tiểu cảm giác đau buốt, nóng rát.

Nhiều người cho rằng mình bị nhiễm nấm khi nhận thấy chất dịch âm đạo bất thường, tuy nhiên đó lại là ảnh hưởng gây ra bởi vi khuẩn bệnh lậu. Điều này dẫn đến việc họ tự điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn để chữa bệnh nhiễm khuẩn nấm. Tuy nhiên khi thăm khám có thể phát hiện dịch âm đạo, mủ và viêm cổ tử cung và phát hiện kịp thời là bệnh lậu.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lậu

Xét nghiệm là phương pháp để phát hiện ra bệnh lậu. Hiện nay kiểm tra dịch tiết là phương pháp phổ biến:

  • Kiểm tra dịch tiết: Bác sĩ sẽ thực hiện lấy dịch tiết ở dương vật, âm đạo, cổ họng hoặc trực tràng để xét nghiệm. Sau đó nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Người bệnh sẽ mất vài ngày để nhận được kết quả chính xác.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Không thể chẩn đoán bệnh lậu, chỉ thường sử dụng dựa vào kết quả để chẩn đoán các bệnh lý đường tiết niệu khác.

Nếu bạn nghi ngờ hoặc nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch bất thường từ âm đạo, dương vật hoặc trực tràng thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và đưa ra cách chữa bệnh lậu phù hợp.

Cách chữa bệnh lậu hiệu quả và an toàn 2
Chẩn đoán bệnh lậu bằng cách kiểm tra dịch tiết ở dương vật và âm đạo

Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Theo các chuyên gia, hiện nay có thể chữa bệnh lậu an toàn và hiệu quả bằng rất nhiều cách khác nhau. Cách chữa bệnh lậu ở nam giới và nữ giới là như nhau. Để chữa dứt điểm bệnh lậu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn tình của bạn cũng cần được điều trị cùng lúc để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm và lây lan.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn lựa các thuốc kháng sinh trong phác đồ điều trị bệnh lậu bao gồm:

Kháng sinh đường uống, sử dụng với tần suất theo phác đồ như:

  • Ciprofloxacin 500mg, uống một liều duy nhất.
  • Cefixim 400mg, uống một liều duy nhất.
  • Doxycyclin 100mg uống 2 viên/ngày, dùng trong 7 ngày.
  • Tetracyclin 500mg uống 4 viên/ngày, dùng trong 7 ngày.
  • Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ngày, dùng trong 7 ngày.

Kháng sinh đường tiêm, sử dụng tiêm bắp với một liều duy nhất như:

Lưu ý với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, tuyệt đối không sử dụng ciprofloxacin, doxycycline, tetracycline vì gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt đến thai phụ và thai nhi.

Cách chữa bệnh lậu hiệu quả và an toàn 3
Thực hiện kháng sinh đồ và sử dụng thuốc kháng sinh là một trong những cách chữa bệnh lậu

Những cách chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

Trong những năm quá, đã có rất nhiều biện pháp khắc phục bệnh lậu tại nhà được đưa vào thử nghiệm trong các nghiên cứu khác nhau. Sau đó, các nhà nguyên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả của các phương pháp này không được khả quan.

Giấm táo

Giấm táo chứa các thành phần mang một số đặc tính kháng khuẩn. Nhưng giấm táo có tính axit cao nên cần lưu ý khi sử dụng vì có thể gây kích ứng các mô tế bào mỏng manh của bộ phận sinh dục. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có bất kì nghiên cứu nào xác thực được hiệu quả của phương pháp này.

Tỏi

Các nhà nghiên cứu nhận thấy hoạt chất chính allicin trong tỏi có tính kháng khuẩn tốt, hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn lậu, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều được thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm, không phải trên người mắc bệnh lậu. Vì vậy, không thể đảm bảo được hiệu quả đối với người bệnh.

Nước súc miệng

Theo nghiên cứu về tác dụng của nước súc miệng sát khuẩn đối với vi khuẩn lậu ở người. Trong đó, 1/2 số lượng người đàn ông mắc bệnh lậu ở miệng sử dụng nước súc miệng sát khuẩn, 1/2 còn lại sử dụng giả dược để súc miệng mỗi ngày 1 phút. 

Kết quả cho thấy, 52% nam giới sử dụng nước súc miệng sát khuẩn dương tính với bệnh lậu, trong khi 84% người sử dụng nước súc miệng giả dược có kết quả dương tính. Từ đó, họ đưa ra kết luận rằng, nước sức miệng sát khuẩn được xem là cách chữa bệnh lậu tại nhà cho nam giới. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh lậu ở miệng.

Những điều cần lưu ý trong quá trình chữa bệnh lậu

Trong quá suốt quá trình điều trị, bạn không nên sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào nếu chưa được phép của bác sĩ. Đồng thời, để có kết quả tối ưu trong quá trình điều trị bệnh lậu, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người từng bị bệnh lậu vẫn có nguy cơ tái nhiễm và nếu không điều trị đúng cách, có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục khác.
  • Người bệnh cần tuân thủ hết liệu trình điều trị bằng thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất nhằm loại bỏ triệt để nguy cơ nhiễm trùng do lậu gây nên.
  • Cần xét nghiệm lại sau 1 đến 2 tuần điều trị để theo dõi tình trạng bệnh.
  • Hạn chế quan hệ tình dục cho đến khi nhận được sự cho phép của bác sĩ.
Cách chữa bệnh lậu hiệu quả và an toàn 4
Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn

Song song với việc điều trị, có thể phòng ngừa bệnh lậu theo những cách sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su.
  • Có lối sống lành mạnh, không nên có quá nhiều bạn tình. Duy trì quan hệ một bạn tình, cả hai đều không mắc bệnh sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Định kỳ đến bệnh viện kiểm tra sẽ giúp phát hiện những bệnh lây qua đường tình dục khác.

Thông qua bài viết, mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài, các bạn đã có những thông tin cơ bản của bệnh lậu và cách chữa bệnh lậu trong trường hợp mắc bệnh. Bệnh lậu là bệnh truyền nhiễm cần được điều trị càng sớm càng tốt. Vì vậy, hãy trang bị cho bản thân một lối sống lành mạnh và theo dõi sức khoẻ của bản thân thường xuyên. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm