Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt đúng cách

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt là phương pháp dân gian đơn giản nhưng được nhiều người đánh giá là có mang lại cải thiện cho người bệnh. Cùng tìm hiểu về phương pháp sử dụng lá lốt để chữa gai gót chân cũng như mức độ hiệu quả của phương pháp này qua bài viết dưới đây.

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt là bài thuốc dân gian, đơn giản, dễ thực hiện, vừa đem lại kết quả cải thiện khá tốt, phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức giai đoạn đầu. Hiệu quả của bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa, cách thực hiện, thời gian thực hiện nhưng nhìn chung không gây hại cho người sử dụng nên ai cũng có thể áp dụng cách này để giảm đau nhức, khó chịu.

Lá lốt có chữa gai gót chân được không?

Gai gót chân là một tình trạng phổ biến thể hiện cho tình trạng lắng tụ canxi ở gót chân và vòm bàn chân. Sau khi hình thành, gai xương xuất hiện ở mặt dưới hoặc phía sau của gót chân. Sau khi gia tăng kích thước, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của bàn chân. Điều này gây ra đau âm ỉ, viêm, sưng, gót chân nhô ra và kèm theo cảm giác nóng rát xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.

Để làm giảm các triệu chứng và giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển, người bệnh có thể sử dụng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt. Với các hoạt chất và đặc tính có lợi, lá lốt có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình chữa bệnh.

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt đúng cách 1
Chữa gai gót chân bằng lá lốt là biện pháp điều trị dân gian đơn giản nhưng được đánh giá cao

Theo y học cổ truyền, toàn cây lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi thơm. Chườm đắp có thể giúp giảm sưng và viêm, giãn mạch, tăng lưu thông và thư giãn các dây thần kinh. Điều này giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Khi sử dụng, lá lốt có tác dụng hạ khí, ôn trung tán hàn và chỉ thống.

Vì vậy, lá lốt thường được dùng trong điều trị gai gót chân (sưng, đau, viêm, đỏ…) và một số bệnh cơ xương khớp khác. Cụ thể như: Tay chân lạnh, tê bại, phong hàn thấp, bàn chân tê nhức, đau sưng khớp gối, đau nhức xương, phong thấp, đau mỏi cơ khớp…

Ngoài ra, lá lốt còn được dùng để điều trị các rối loạn tiêu hóa, thận và bàng quang lạnh, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, đau răng, phù thũng, ra mồ hôi tay chân…

Lá lốt khá lành tính, có công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh với độ an toàn cao. Tuy nhiên, loại thảo dược này không thích hợp với những người bị nóng trong, thường xuyên bị nhiệt miệng, táo bón.

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt

Có rất nhiều cách chữa gai gót chân bằng lá lốt. Sử dụng đúng cách có thể giúp giảm đau, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh nên cần được đặc biệt chú ý. Dưới đây là một số phương pháp chữa gai gót chân bằng lá lốt, cụ thể:

Dùng lá lốt ngâm chân

Ngâm chân với lá lốt chữa gai gót chân thực sự mang đến nhiều công dụng bất ngờ. Việc ngâm chân với lá lốt không chỉ giúp giảm đau nhức gót chân, bàn chân mà còn có tác dụng thải độc, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện giấc ngủ. Chỉ cần ngâm chân trước khi đi ngủ khoảng 15 phút là bạn có thể thư giãn và ngủ ngon hơn, không còn đau nhức tê bì chân.

Chườm nóng gót chân với lá lốt

Chườm nóng cũng là một bài thuốc thường dùng để điều trị gai gót chân, có thể giảm sưng viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu. Bạn có thể điều trị gai gót chân bằng cách sử dụng lá lốt tương tự với cơ chế trên. Nguyên liệu chuẩn bị cũng rất đơn giản, chỉ cần muối hột, lá lốt và một cái chảo. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp này để giảm đau.

Lá lốt và hạt đu đủ chữa gai gót chân

Chữa gai gót chân bằng lá lốt và hạt đu đủ cũng là bài thuốc được nhiều người áp dụng hiện nay bởi tính đơn giản mà hiệu quả bất ngờ. Enzyme chymopapain và papain có thể làm giảm viêm và các triệu chứng đau liên quan đến gai gót chân. Kết hợp với các tính chất của hạt đu đủ với lá lốt sẽ giúp cải thiện triệu chứng gai gót chân hiệu quả.

Chữa gai gót chân bằng lá lốt và các vị thuốc khác

Việc kết hợp nhiều loại thảo dược có tác dụng tương đương để điều trị các vấn đề về xương khớp cũng mang lại nhiều kết quả tốt cho người bệnh gai gót chân. Trong đó, lá lốt, ngải cứu, là những vị thuốc Đông y rất quen thuộc, thường được dùng để chữa đau nhức xương khớp, sưng tấy hay tê nhức chân tay. Sử dụng kết hợp các loại thảo mộc này sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng của người bị gai gót chân.

Nước lá lốt chữa gai gót chân

Nước lá lốt có mùi hơi hắc, người không quen sẽ cảm thấy rất khó chịu nhưng nếu uống được cũng mang lại hiệu quả cải thiện tốt đối với bệnh nhân bị gai gót chân.

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt đúng cách 2
Có nhiều cách chữa gai gót chân bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Một số lưu ý khi chữa gai gót chân bằng lá lốt

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt chỉ là một bài thuốc dân gian, chưa có nghiên cứu nào chứng minh nó thực sự hiệu quả với bệnh nhân bị gai gót chân. Tuy nhiên, do lá lốt khá lành tính và không độc nên hầu như ai cũng có thể sử dụng mà không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng nên bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo nguồn gốc rõ ràng của lá lốt, lá mới phun thuốc trừ sâu không nên dùng sẽ rất có hại sức khỏe.
  • Trước khi sử dụng, nhớ rửa sạch lá lốt và ngâm nước muối 15 phút để loại bỏ tạp chất.
  • Hạn chế sử dụng cho vùng da có vết thương hở.
  • Người bị táo bón, nhiệt miệng, đau dạ dày và nóng trong không nên dùng lá lốt.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để điều trị gai gót chân, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc từ lá lốt. Sau một thời gian sử dụng nếu không có tác dụng bạn nên tạm dừng phương pháp này và trao đổi với bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt đúng cách 3
Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt không phù hợp với người bị đau dạ dày

Trên đây những chia sẻ về cách chữa gai gót chân bằng lá lốt. Hi vọng có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. Đừng quên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo tiến độ cải thiện bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm hơn.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin