Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách đeo tai nghe có đệm cao su đúng nhất

Ngày 05/03/2023
Kích thước chữ

Việc đeo tai nghe đúng cách giúp đảm bảo trải nghiệm âm thanh tốt nhất cũng như giúp chống ồn tối đa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết cách đeo tai nghe có đệm cao su như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để sử dụng tai nghe có hiệu quả và không gây ảnh hưởng xấu đến thính giác.

Việc đeo tai nghe đúng cách giúp đảm bảo trải nghiệm âm thanh tốt nhất cũng như giúp chống ồn tối đa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết cách đeo tai nghe có đệm cao su như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để sử dụng tai nghe có hiệu quả và không gây ảnh hưởng xấu đến thính giác. 

Cách sử dụng tai nghe để bảo vệ thính giác

Bí quyết đeo tai nghe an toàn được khuyến nghị là quy tắc 60%/60 phút, nghĩa là khi đeo tai nghe bạn nên:

  • Sử dụng với mức âm lượng không vượt quá 60%.
  • Mỗi lần dùng không nên nghe liên tục quá 60 phút.

Mặt khác, bạn có thể hỏi những người ngồi gần bạn có nghe được âm thanh từ tai nghe không để biết xem tai nghe của mình có đang phát ở mức âm lượng an toàn hay không. Nếu người khác có thể nghe được nhạc phát ra từ tai nghe của bạn thì là dấu hiệu cho thấy âm thanh đang to quá mức và dễ gây ù tai rối loạn thính giác.

Cách đeo tai nghe đúng giúp bảo vệ thính giác người dùngCách đeo tai nghe đúng giúp bảo vệ thính giác người dùng

Cách đeo tai nghe có đệm cao su đúng nhất

Cách tốt nhất để nhét mút tai nghe là nhét theo chiều dọc và nghiêng theo chiều ngang. Cụ thể:

  • Bạn nên nhét mút tai nghe vào theo chiều dọc trước, sau đó nhẹ nhàng xoay mút tai nghe hướng lên trên cho đến khi cảm thấy vừa vặn. Vị trí mút tai nghe sau khi điều chỉnh xong gần như phải song song với mặt đất.
  • Tai của mỗi người là khác nhau, góc đeo trên tai bạn có thể khác. Vì thế hãy thử các góc độ khác nhau để tìm được vị trí đeo thoải mái nhất.
  • Để đeo vừa vặn, bạn có thể kéo ngược vành tai lên, đồng thời đè nhẹ lên mút tai nghe. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh vị trí đeo vừa vặn hơn. Khi mút tai nghe đã ở đúng vị trí, thiết kế công thái học của nó sẽ giúp tai nghe nằm ổn định trong tai của bạn. 
  • Khuyến khích đeo tai nghe cả hai bên thay vì nghe 1 bên, hành động này có thể dẫn đến bệnh lý điếc một bên tai.
Cách đeo tai nghe có đệm cao su an toàn cho người dùngCách đeo tai nghe có đệm cao su an toàn cho người dùng 

Đeo tai nghe nhiều có ảnh hưởng gì không?

Hiện nay, giới trẻ là đối tượng sử dụng tai nghe nhiều nhất và thường với mức âm lượng vượt quá giới hạn được khuyến nghị là 70dB. Việc đeo tai nghe nhiều hoặc tiếp xúc với âm thanh quá lớn có thể khiến thính giác bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây ra mất thính lực một bên hoặc cả hai bên.

Không giống như các bộ phận khác của cơ thể, tổn thương thính giác không thể chữa lành. Hậu quả của suy giảm thính giác thường gây ra khó khăn trong giao tiếp, tăng nguy cơ té ngã và tai nạn, dễ tách biệt với xã hội,... 

Ngoài ra, theo nghiên cứu:

  • Người bị mất thính lực nhẹ sẽ có gần gấp đôi nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ.
  • Người bị mất thính lực ở mức trung bình sẽ có nguy cơ cao gấp 3 lần.
  • Người bị mất thính lực mức nghiêm trọng sẽ có nguy cơ cao gấp 5 lần.
Đeo tai nghe với âm lượng quá lớn dễ gây ù tai, mất thính giác,..Đeo tai nghe với âm lượng quá lớn dễ gây ù tai, mất thính giác,..

Làm gì nếu phải đeo tai nghe thường xuyên?

Bên cạnh quy tắc 60%/60 phút được chia sẻ ở trên, việc kiểm soát âm lượng và tần suất dùng tai nghe là rất quan trọng. Nếu bạn cần sử dụng tai nghe thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập hoặc làm việc thì cần lưu ý thêm những vấn đề sau.

Giữ âm thanh ở mức 70dBA

Việc tiếp xúc với âm thanh càng lớn thì sự suy giảm thính lực hoặc mất thính lực xảy ra càng nhanh. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, âm thanh không quá 70 decibel trọng số A (dBA) thường không có ảnh hưởng đến thính giác. Ngược lại, nếu bạn đeo tai nghe nhiều, liên tục với âm thanh ở mức 85dBA trở lên thì có thể gây mất thính lực.

Đối với các thiết bị chúng ta thường sử dụng, khó có thể xác định được đầu ra decibel là bao nhiêu. Lời khuyên là bạn nên cắt giảm thời gian nghe và điều chỉnh âm thanh ở mức 50 - 60%.

Dùng ứng dụng đo âm thanh

Nếu bạn thường xuyên phải đeo tai nghe thì việc dùng ứng dụng trên điện thoại để kiểm soát độ ồn là rất cần thiết. Hiện nay có rất nhiều app đo cường độ âm thanh giúp bạn xác định được mức độ ồn của môi trường và đo chi tiết mức decibel từ thiết bị. Do đó, bạn có thể dễ dàng tải miễn phí về và sử dụng.

Bảo vệ an toàn sức khỏe thính giác bằng các phương pháp đeo tai nghe tốt nhấtBảo vệ an toàn sức khỏe thính giác bằng các phương pháp đeo tai nghe tốt nhất

Dùng tai nghe chống ồn

Nếu cần đeo tai nghe nhiều, gợi ý là bạn nên đeo tai nghe chống ồn để loại bỏ các tiếng ồn xung quanh. Bằng cách này, bạn cũng không cần phải tăng âm lượng quá lớn, giúp bạn tập trung tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng loại tai nghe này khi làm việc tại các công trình hoặc khi di chuyển ngoài đường bởi có thể gây nguy hiểm nếu không nghe thấy gì xung quanh. 

Thường xuyên kiểm tra thính lực

Đeo tai nghe nhiều có thể làm suy giảm hoặc mất dần thính lực theo thời gian. Vì thế, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu thính giác bị tổn thương như ù tai, nặng tai,... để đi khám kịp thời. Nếu trên 50 tuổi hoặc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn ở mức độ không an toàn thì nên đi kiểm tra thính lực hàng năm để ngăn ngừa nguy cơ mất thính lực.

Việc sử dụng tai nghe đúng cách là rất quan trọng để có trải nghiệm âm thanh tốt nhất cũng như bảo vệ được thính giác. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách đeo tai nghe có đệm cao su hiệu quả cũng như những lưu ý để sử dụng tai nghe an toàn. 

Cẩm Ly

Nguồn: Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin