Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Ngày 10/06/2022
Kích thước chữ

Viêm tai giữa là một trong những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em không được thực hiện kịp thời và dứt điểm thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe là rất cao.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn chưa được phát triển hoàn thiện. Nên sức chống chịu của trẻ với các yếu tố vi khuẩn, vi rút rất kém. Chúng rất dễ xâm nhập gây nên tình trạng viêm.

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là một tình trạng tai giữa bị viêm nhiễm. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là nhiễm trùng tai giữa, kèm có dịch ở khu vực này. Hiện nay, có nhiều loại viêm tai giữa khác nhau, trẻ em do sức đề kháng còn yếu nên khả năng mắc bệnh này là rất cao.

Đối với trường hợp nhẹ, viêm tai giữa ở trẻ em thường tự khỏi, cha mẹ có thể chỉ cần thực hiện các biện pháp giảm đau và theo dõi. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì bệnh có thể làm ảnh hưởng thính giác và gây ra những biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ.

Vì sao cần điều trị viêm tai giữa ở trẻ em sớm

Viêm tai giữa trường hợp nhẹ có thể tự khỏi

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Theo nghiên cứu thống kê, viêm tai giữa chiếm đến 80% tổng số ca bệnh hay mắc phải ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Nên tình trạng viêm tai giữa ứ dịch hay mở, tắc vòi bất thường rất thường xuyên xảy ra.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ em dễ mắc bệnh này là phần ống thông giữa và mũi bị sưng hay nghẹt. Ống thông này đảm nhiệm vai trò cân bằng áp suất trong và ngoài. Ở trẻ em, ống này thường ngắn và hẹp, nên dịch nhầy khi tiết ra dễ bị giữ lại ở vùng tai giữa.

Ngoài ra, viêm tai giữa ở trẻ em có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau đây:

  • Bị viêm nhiễm ở vòm, mũi, họng như: Viêm mũi xoang, viêm VA, viêm amidan.
  • Biến chứng do các bệnh đường hô hấp như: Bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, cúm, sởi,…
  • Do trẻ hay chọc, ngoáy vào tai không cẩn thận khiến cho khu vực này bị tổn thương, rách hoặc thủng màng tai.

Vì sao nên cần điều trị viêm tai giữa sớm ở trẻ

Ở trẻ em, bệnh viêm tai giữa xuất hiện sẽ thường kèm theo các biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt có thể cao lên tới hơn 39 độ C.
  • Đau tai, trẻ chưa nói được hay lấy tay dụi vào tai hoặc kéo vành tai.
  • Khóc về đêm nhiều hơn, trằn trọc, khó ngủ.
  • Ống tai ngoài xuất hiện dịch hoặc mủ chảy ra. Màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ đang chịu áp lực quá mức.
  • Các mảng dịch hoặc mủ ở vùng tai đã khô và đóng vảy ở xung quanh.
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng như đi nhiều lần, tiêu chảy, đi ngoài lỏng,... đồng thời với triệu chứng sốt.

Vì sao cần điều trị viêm tai giữa ở trẻ em sớm

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ có nhiều triệu chứng đi kèm với sốt

Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm, chỉ khoảng từ 2 đến 3 ngày sau, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sẽ phát triển xấu đi vỡ mủ do bị thủng màng nhỉ. Trong giai đoạn này, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Trẻ đỡ sốt, ăn ngon hơn và ngủ được, bớt quấy khóc.
  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện, đi ngoài dần bình thường lại.
  • Không còn bị đau tai.

Thật ra, ở giai đoạn này nhiều bậc cha mẹ cho rằng bệnh đã có xu hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, đây là dấu hiệu nguy hiểm báo hiệu bệnh đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính kèm theo chảy mủ tai. Do đó việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ nếu được thực hiện sớm chừng nào thì tốt chừng đó.

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Thông thường, khi bệnh xuất hiện có thể tự khỏi trong vòng từ 24 - 48 giờ. Nếu sau đó trẻ vẫn không có biểu hiện thuyên giảm. Cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tìm cách chữa viêm tai giữa tại nhà không phù hợp.

Ở trường hợp viêm tai giữa ở trẻ nhẹ, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị nội khoa cho trẻ (cho uống thuốc chữa viêm tai giữa) là chủ yếu. Danh sách thuốc được kê bao gồm: Thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc nhỏ viêm tai giữa phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa vì:

  • Thuốc kháng sinh hiện tại không có tác dụng điều trị bệnh.
  • Không có khả năng làm khô dịch mủ trong tai.
  • Không hỗ trợ giảm đau khi bị nhiễm trùng.
  • Có nhiều tác dụng phụ với trẻ.

Vì sao cần điều trị viêm tai giữa ở trẻ em sớm

Căn cứ vào tình trạng bệnh của trẻ sẽ có cách điều trị phù hợp

Một số trường hợp điều trị bằng kháng sinh mà không cho kết quả tốt phải tiến hành chích rạch màng nhĩ. Sau đó, đặt ống thông nhĩ hay nạo VA sẽ được thực hiện nếu tình trạng bệnh của trẻ còn kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa nặng xuất hiện biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không có kết quả, có thể bác sĩ sẽ chẩn đoán và sử dụng phương pháp phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Cách phòng tránh để hạn chế nhiễm viêm tai giữa cho trẻ

Cha mẹ có thể phòng tránh bệnh viêm tai giữa cho trẻ em bằng các cách sau:

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh cảm lạnh.
  • Thường xuyên giữ ấm cho trẻ.
  • Nên cho trẻ bú mẹ đủ thời gian để nâng cao đề kháng. Nên cho trẻ bú ở tư thế ngồi, nếu ở tư thế nằm nên chú ý lau cho trẻ tránh để sữa chảy vào tai.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Kiểm tra xem trẻ xem đã được tiêm phòng phế cầu hay vắc xin ngừa cúm đầy đủ chưa.

Vì sao cần điều trị viêm tai giữa ở trẻ em sớm

Giữ ấm cho trẻ khi cần thiết để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm và dễ xuất hiện biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vì vậy, khi phát hiện dấu ban đầu của bệnh cha mẹ không nên chủ quan, hãy thăm khám ngay cho trẻ đẻ tham khảo ý kiến chăm sóc phù hợp từ các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin