Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hay nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất thường gặp ở trẻ từ 5 tháng đến 36 tháng tuổi. Theo các thống kê của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết rằng, khả năng trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa trong những năm tháng đầu đời chiếm tỷ lệ rất cao.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hiện nay rất phổ biến. Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện và có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc có thể phải kéo dài hơn và cần có những biện pháp tác động can thiệp. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ, nhiễm trùng tai giữa còn tạo điều kiện cho một số bệnh lý về tai mũi họng phát triển, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như trẻ sơ sinh không được điều trị sớm và đúng cách như: Biến chứng thủng màng nhĩ, áp xe não và thậm chí viêm màng não.
Khoảng 23% trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng tai hay viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong đời khi trẻ từ 5 – 12 tháng tuổi và tỷ lệ này có thể tăng lên khoảng 12% ở những trẻ có độ tuổi từ 18 đến 36 tháng tuổi. Nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy cơ gây ảnh hưởng đến ống tai và tai giữa của trẻ.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng tai giữa của trẻ bị vi khuẩn hoặc virus tấn công và gây ra hiện tượng bị nhiễm trùng. Các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ các loại virus, vi khuẩn điển hình như từ cảm lạnh, viêm họng và một số bệnh lý liên quan khác. Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa được chia thành một số dạng cụ như thể sau:
Một trong số những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh rất thường gặp nhất là trẻ sơ sinh thường giật mạnh vào tai, kéo tai và quấy khóc dữ dội. Những hành động này là tự nhiên do trẻ phản xạ khi tai cảm thấy khó chịu.
Ngoài ra, chứng viêm tai giữa trẻ sơ sinh còn gây ra một số triệu chứng cụ thể như sau:
Thông thường, những biểu hiện bệnh lý về tai mũi họng thường rất giống nhau và có thể làm cho phụ huynh bị nhầm lẫn. Mặt khác, màng nhĩ là vị trí khó nhìn thấy và những dấu hiệu không phải lúc nào cũng luôn rõ ràng. Do đó, hãy đưa trẻ sơ sinh đến bác sĩ chuyên khoa khi có những biểu hiện trên. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành một số thao tác chuyên ngành để đưa ra các chẩn đoán chính xác về tình trạng của trẻ.
Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tai bằng ống soi tai để nhìn thấy phía bên trong của màng nhĩ. Ngoài ra, trẻ có thể phải làm một số xét nghiệm đo nhĩ lượng nhằm kiểm tra độ di chuyển của màng nhĩ. Trường hợp tai trẻ có xuất hiện nhiễm trùng, trẻ cần được tiến hành kiểm tra thính giác và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nhiễm trùng tai do hệ miễn dịch của chúng chưa được hoàn thiện và khả năng chống lại tác nhân nhiễm trùng thường không cao. Các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì khi trẻ lớn dần hơn, hệ miễn dịch của trẻ đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây ra bệnh viêm tai giữa.
Tuy nhiên, nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể gây ra thủng màng nhĩ do lượng dịch lỏng làm suy yếu mô và làm gián đoạn quá trình lưu thông máu. Hơn thế nữa, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị mất thính giác trong một khoảng thời gian ngắn và đây cũng là biến chứng thường gặp khi trẻ bị viêm tai. Ngoài ra, hiện tượng tràn dịch tai giữa cũng còn có thể làm gián đoạn khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh do khả năng nghe bị ảnh hưởng.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh tuy không quá nguy hiểm nhưng một số trường hợp bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách có nguy cơ gây biến chứng không mong muốn. Khi tình trạng viêm nhiễm để lâu không điều trị, viêm nhiễm lan dần lên não, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não hoặc áp xe não… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại và tương lai của trẻ sơ sinh.
Hầu hết, tất cả các tình trạng nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh đều có khả năng tự khỏi. Nhưng đối với một vài trường hợp viêm nặng nề và nghiêm trọng, bắt buộc phải cho trẻ cần được kê đơn sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, về thuốc, liều lượng sử dụng, các ba mẹ nên tuân thủ đúng với hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không nên tự ý mua bất kì loại thuốc nào sử dụng cho tai của trẻ nhằm tự ý điều trị viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh. Bởi một số thành phần trong thuốc kháng sinh có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị cho trẻ theo hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa, nếu tình trạng nhiễm trùng tai của trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau vài ngày, những triệu chứng đi kèm cũng không thuyên giảm… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc, thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng để được tiêm vắc – xin phế cầu và vắc – xin cúm, nhằm hạn chế gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Không những thế, nên giữ gìn vệ sinh tai cho trẻ đúng cách. Trong quá trình vệ sinh tai, tránh cho tăm bông vào quá sâu bên trong tai của trẻ. Cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc hoặc đến những nơi có khói thuốc lá, đó cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.