Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng nhanh chóng và hiệu quả

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bất kể bạn tẩy trắng răng tại nhà hay tại phòng khám nha khoa thì men răng ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể khiến bạn bị ê buốt. Có nhiều cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ men răng.

Răng ê buốt là triệu chứng rất hay gặp đối với nhiều người sau khi tẩy trắng răng. Trên thực tế, có nhiều cách để giảm ê buốt răng nhưng không phải ai cũng biết. Nếu bạn chưa biết cách khắc phục răng nhạy cảm thì đừng bỏ qua những cách làm hết ê buốt răng sau khi tẩy trắng dưới đây.

Nguyên nhân răng thường ê buốt sau tẩy trắng

Răng ê buốt và nhứcsau khi tẩy trắng là hiện tượng khá phổ biến. Bản chất thuốc tẩy trắng răng chỉ tác động lên bề mặt ngoài của men răng nên răng bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Đừng lo lắng nếu răng của bạn cảm thấy ê buốt. Đây là một triệu chứng khá bình thường, vì lúc này thuốc tác động vào men răng và sẽ biến mất sau vài giờ.

Do nền răng yếu

Để có một hàm răng trắng hơn thì cần phải sử dụng đến các hoạt chất làm trắng. Trong thành phần của chất làm trắng có các hoạt chất giúp loại bỏ các phân tử làm thay đổi màu sắc của răng, giúp răng trắng hơn. Với tác động của những hoá chất này răng ít nhiều sẽ bị kích ứng. 

Nhưng đối với những người có răng chắc khoẻ thì không có phản ứng gì nhiều. Còn với người có răng nhạy cảm thì khó tránh khỏi cảm giác ê buốt, thậm chí cảm giác này có thể xảy ra ngay sau khi tẩy trắng răng.

Ngoài ra còn có các bệnh lý răng miệng như: Viêm chân răng, viêm nướu, mòn men răng, sâu răng… Nếu không được điều trị dứt điểm trước khi tẩy trắng răng sẽ khiến răng bạn bị ê buốt.

Kỹ thuật tẩy răng không đúng

Tay nghề bác sĩ và thuốc tẩy trắng kém chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt sau khi tẩy trắng. Nếu bác sĩ để thuốc dính vào nướu trong quá trình tẩy trắng răng sẽ gây ê buốt quanh răng. Vì vậy, trước khi tẩy trắng răng, bạn nên khám sức khỏe răng miệng để đảm bảo không mắc các bệnh răng miệng chẳng hạn như viêm nướu răng,...

Cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng nhanh chóng và hiệu quả 1 Bác sĩ thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân đẫn đến ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Nồng độ thuốc tẩy vượt ngưỡng an toàn

Sử dụng thuốc tẩy trắng không rõ nguồn gốc hay nồng độ không phù hợp sẽ gây ê răng sau khi tẩy trắng. Nồng độ thuốc càng cao thì răng tẩy càng trắng dẫn đến ê buốt răng.

Ê buốt do tẩy trắng răng trong bao lâu thì hết?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian gây ê buốt sau khi tẩy trắng răng. Trong đó quan trọng nhất là tình trạng răng miệng của bạn trước khi tẩy trắng. Người có sức khỏe răng miệng tốt thì tình trạng này sẽ biến mất sau đó chỉ vài tiếng. Tuy nhiên, những người có sức khỏe răng miệng yếu hơn và cơ thể nhạy cảm thì thời gian sẽ lâu hơn. Cảm giác ê buốt có thể kéo dài 1 - 2 ngày sau đó giảm dần và hết hẳn.

Ngoài ra, một số yếu tố như cách chăm sóc răng miệngvà chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến thời gian răng ê buốt sau khi tẩy trắng răng. Do đó, để giảm thiểu cảm giác ê buốt bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Dùng kem cho răng nhạy cảm

Chuyển sang loại kem đánh răng đặc biệt dành cho răng nhạy cảm nếu bị ê buốt sau khi tẩy trắng răng. Trong công thức kem đánh răng đặc biệt cho răng nhạy cảm, thường có các hợp chất ngăn chặn sự nhạy cảm lan đến các đầu dây thần kinh. Kali nitrat là thành phần chính trong các loại kem đánh răng này, có thể chặn tín hiệu đau từ các dây thần kinh của răng đến não.

Cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng nhanh chóng và hiệu quả 2 Cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng là dùng kem cho răng nhạy cảm

Chải răng đúng cách

Việc đánh răng sai cách hoặc dùng bàn chải lông cứng, chải quá mạnh dẫn đến tình trạng ê buốt tăng lên. Để giảm thiểu những tổn thương không đáng có cho răng, hãy chọn loại bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc theo chuyển động tròn để tránh làm mòn men răng.

Gel tẩy trắng

Kem đánh răng cho răng nhạy cảm thường có 5% kali nitrat và florua. Sử dụng kem này 30 phút trước khi tẩy trắng để giảm thiểu ê buốt. Nồng độ carbamide peroxide trong gel làm trắng răng khoảng 10 - 16%, nên dùng cho những người có răng rất nhạy cảm, lưu ý không sử dụng vượt quá 22% khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Trong khi bạn tẩy trắng răng tại nhà và có triệu chứng ê buốt, bạn nên cân nhắc tăng thời gian giữa các lần tẩy trắng răng để răng được nghỉ ngơi và không để thuốc tẩy trắng trên răng quá 3 tiếng để tránh làm hỏng men răng.

Cách trị ê buốt răng sau khi tẩy trắng bằng nước muối

Muối có đặc tính kháng khuẩn giúp giảm nhanh cơn đau do ê buốt răng. Bạn có thể dùng muối pha với nước ấm để súc miệng trong khoảng 30 giây. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Chế độ ăn uống

Nếu bị ê buốt răng, bạn nên tránh các thức ăn có tính axit, bia, rượu, đồ uống có ga, nước trái cây có tính axit như cam, nho, chanh,… Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng sẽ khiến răng bạn nhạy cảm hơn. Bạn nên chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp để dễ nhai hơn. Bạn có thể dùng ống hút uống nước để giảm diện tích tiếp xúc khi nha giữa các răng để giảm đau nhức.

Cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng nhanh chóng và hiệu quả 3 Sau khi tẩy trắng răng hạn chế một số thực phẩm axit, nhiều phẩm màu, cà phê,...

Đến gặp nha sĩ

Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng tại nhà mà vẫn không cải thiện được tình trạng này thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và có hướng khắc phục phù hợp hơn. Nha sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng liệu trình tẩy trắng răng của bạn và tư vấn cho bạn cách xử lý răng bị ê buốt.

Trên đây là những cách giảm ê buốt sau khi tẩy trắng răng. Bạn có thể dùng thuốc hoặc có thể sử dụng các kỹ thuật nha khoa chuyên dụng khác để điều trị cơn ê buốt nhanh chóng. Để tránh những tác hại nguy hiểm khi tẩy trắng răng, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng tẩy trắng răng an toàn và hiệu quả.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm