Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chạy bộ là môn thể thao vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả trong việc cải thiệc sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn khi mới bắt đầu chạy bộ thường bị đau chân.
Đau chân là tình trạng thường xảy ra đối với những người phải thường xuyên sử dụng chân và đặc biệt là chạy bộ. Chạy bộ bị đau chân xảy ra ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào, tình trạng đau chân luôn có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người mắc phải. Quan trọng hơn là, khi bị đau chân, việc trì hoãn chạy bộ đôi khi cũng ảnh hưởng mật thiết đến sức khỏe của một số người.
Chạy bộ hiện nay đã trở thành một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng bởi chạy bộ dễ thực hiện lại có thể cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, tình trạng đau chân khi chạy bộ có thể xảy ra ở mọi người ngay cả người vừa mới bắt đầu tập chạy bộ hoặc cả những người có bề dày kinh nghiệm đối với bộ môn này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách khắc phục tình trạng đau chân khi chạy bộ qua bài viết dưới đây nhé!
Để hạn chế tạo áp lực cho việc chạy bộ đồng thời giúp cho việc chạy bộ dễ dàng hơn, bạn có thể cân nhắc việc nâng dần quãng đường lên từ từ để hạn chế việc đau chân. Bên cạnh đó, đây cũng là vấn đề rất phổ biến vì rất thường gặp ở một số người mới bắt đầu việc luyện tập. Với tâm lý người tập luôn muốn đạt được thành quả nhanh chóng, người tập thường rút ngắn công đoạn bằng cách ép bản thân thực hiện những quãng đường quá lớn, từ đó gây áp lực lên đôi chân khi chúng chưa sẵn sàng.
Khi mới bắt đầu tập luyện, cơ thể cũng như đôi chân cần thích nghi dần dần với tần suất hoạt động. Đó còn được xem là phương pháp nâng cao sức khoẻ sâu từ bên trong và hạn chế tối đa tai nạn không đáng có trong thể thao nói chung và trong chạy bộ nói riêng.
Việc chọn địa hình là vấn đề rất quan trọng góp phần xây dựng kế hoạch chạy bộ của bạn có thành công hay không và đây cũng là cách chạy bộ không bị đau chân. Theo đó, bạn hạn chế chọn những cung đường đang được sửa chữa, xây dựng hoặc đang nâng cấp vì có nguy cơ xảy ra tai nạn do có nhiều chướng ngại vật. Bên cạnh đó, những cung đường bê tông quá cứng cũng được cho là nguyên nhân khiến cho chân một số người xảy ra đau chân không mong muốn.
Nên chọn những tuyến đường có không khí trong lành, nhiều cỏ xanh mát, nhiều cây xanh, an toàn, an ninh và sạch sẽ. Khi đó, đôi chân của bạn có thể giảm thiểu tiếp xúc với những rủi ro không mong muốn và hạn chế việc bị đau chân đáng kể.
Việc cố gắng quá sức cho vấn đề chạy bộ đôi khi xảy ra nhiều tác dụng phụ không đáng có. Bạn nên biết cách cân bằng giữa việc vận động vừa phải và nghỉ ngơi thư giãn. Khi bạn nghỉ ngơi đủ, các cơ quan đặc biệt là đôi chân cũng được nghỉ ngơi và phục hồi, đủ sức khỏe để tiếp tục bắt đầu một buổi tập luyện mới.
Chạy bộ đem lại kết quả đáng kể cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để cơ thể phát triển toàn diện, bạn đọc nên luyện tập chéo với một số bài tập cũng như những bộ môn thể thao khác nhằm đa dạng hơn cho cuộc sống. Theo đó, ngoài chạy bộ bạn có thể đan xen những bài tập hoăc môn thể thao khác như: Aerobic, đi bộ, bóng chuyền, đạp xe và bơi lội...
Rất ít có bạn nhận ra rằng, nguyên nhân bị đau chân khi chạy bộ là do việc sử dụng sai giày hoặc giày không vừa với cỡ chân. Các hãng giày thể thao luôn nắm bắt tâm lý người tiêu dùng cũng như có rất nhiều nghiên cứu về việc cho ra đời những loại giày chạy bộ hoàn hảo, giúp bảo vệ đôi chân hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng giày vừa với cỡ chân của mỗi người có tác dụng rất lớn cho việc hạn chế những tổn thương không đáng có khi chạy bộ dẫn đến đau chân. Hoặc khi đôi giày của bạn quá cũ, lớp đệm giày có thể đã quá mòn, đó cũng là lúc bạn nên trang bị cho đôi chân một đôi giày chạy bộ mới rồi đấy!
Dưới đây là những lưu ý và những mẹo nhỏ để cải thiện tình trạng đau chân khi chạy bộ mà bạn đọc có thể áp dụng:
Hãy giữ cho đôi tay không vung quá cao và để đôi chân cũng không dơ lên cao và người hơi hướng về phía trước. Điều này giúp giảm thiểu áp lực đáng kể khi chân tiếp đất, đặc biệt hạn chế tình huống bước sải gây ra giãn dây chằng.
Việc tiếp đất an toàn và đúng cách hạn chế tình trạng đau gót chân hiệu quả. Không những thế, bạn hãy trải nghiệm cách tiếp đất bằng phần chân trước và mũi bàn chân, sẽ giảm thiểu tình trạng đau chân đáng kể.
Tất nhiên, chạy với chân trần không phải bất kì ai cũng có thể áp dụng. Đối với những bạn chạy bộ với cung đường nhiều cỏ và mềm mại, thỉnh thoảng bạn hãy thử cởi bỏ đôi giày và chạy nhẹ nhàng bằng đôi chân trần của mình. Đó cũng là cách hạn chế đau chân và cảm nhận được thiên nhiên luôn ở bên cạnh chúng ta.
Khi bạn ăn tiệc, bạn cần có món khai vị để kích thích vị giác. Đối với chạy bộ, hoặc bất kì một môn thể thao nào đi nữa, việc khởi động được đánh giá rất quan trọng bởi rất nhiều lí do khác nhau trong đó, khởi động được cho là cách mà bạn báo hiệu cho các cơ quan khác trên cơ thể rằng bạn đang chuẩn bị có những bước chân chạy bộ ở phía trước. Không những thế, khởi động còn giúp làm nóng cơ thể nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra chấn thương khiến đôi chân bạn bị đau.
Chạy bộ là môn thể thao lí tưởng để rèn luyện và chăm sóc sức khỏe. Và để hạn chế nguy cơ chạy bộ bị đau chân, bạn có thể bắt tay vào thực hiện việc chạy bộ sau khi đọc xong bài viết này. Chúc cho bạn đọc có một sức khỏe dẻo dai và toàn diện nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.