Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quá ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng. Vậy phải làm sao khi đã quá ngày dự sinh? Kích thích chuyển dạ là một trong những cách được bác sĩ lựa chọn trong trường hợp này. Trong bài viết sức khỏe dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn đọc cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh.
Cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề này. Trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng thai quá ngày dự sinh.
Ngày dự sinh là ngày mà bác sĩ dự đoán em bé sẽ chào đời, được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong kỳ kinh cuối cùng của sản phụ. Đây được xem như một hướng dẫn để kiểm tra quá trình mang thai cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Thông thường, thai kỳ sẽ kéo dài trung bình 280 ngày tương đương với 40 tuần. Khi thai kỳ kéo dài từ 41 tuần - 42 tuần thì được gọi là thai trễ ngày dự sinh. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần thì được gọi là thai quá ngày dự sinh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thai quá ngày càng lâu thì càng đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của cả mẹ bầu cũng như thai nhi. Cụ thể:
Khi thai phụ quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ thì các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc áp dụng các cách kích thích chuyển dạ. Trước khi kích thích chuyển dạ, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tiền sử bệnh, tiền sử sản phụ khoa, thăm khám toàn diện thai phụ, tình trạng cổ tử cung, sẹo mổ lấy thai trước đó, ước tính cân nặng của thai nhi và tình trạng của thai nhi để có thể lựa chọn phương pháp kích thích chuyển dạ phù hợp nhất.
Dưới đây là các cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh, bạn đọc có thể tham khảo:
Tách màng ối được xem là cách kích thích chuyển dạ gần với chuyển dạ tự nhiên nhất. Thông qua thăm khám âm đạo, bác sĩ sẽ sử dụng 1 hoặc 2 ngón tay vào sâu lỗ trong cổ tử cung, tách rộng màng ối ra khỏi cổ tử cung theo hướng vòng tròn của cổ tử cung. Quá trình này giúp tăng tiết prostaglandin nội sinh kích thích chuyển dạ.
Mặc dù không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi song phương pháp này vẫn tồn tại vài điểm hạn chế nhất định, chẳng hạn như thai phụ có thể cảm thấy khó chịu hoặc bị chảy máu.
Bấm ối cũng là cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh song chỉ được khuyến cáo thực hiện khi cổ tử cung mềm và đã mở một phần với ngôi thai là ngôi thuận.
Khi thăm khám âm đạo, bác sĩ sẽ tiến hành chọc một lỗ nhỏ vào màng ối. Khi ối vỡ, các cơn co thắt sẽ xuất hiện một cách tự nhiên. Trong trường hợp cơn gò tử cung không xuất hiện đầy đủ có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp truyền oxytocin qua đường tĩnh mạch.
Đây là thuốc có tác dụng làm mềm và mở cổ tử cung, thúc đẩy khởi phát chuyển dạ. Tuỳ thuộc vào chỉ định ngừng thai kỳ là gì, thai được bao nhiêu tuần tuổi, có sẹo mổ lấy thai hay bóc nhân xơ tử cung trước đó hay không, bác sĩ sẽ lựa chọn loại Prostaglandin phù hợp.
Khi khởi phát chuyển dạ bằng Prostaglandin, thai phụ cần được theo dõi cơn gò tử cung trên monitoring sản khoa. Chính vì thế, thai phụ cần phải nhập viện.
Oxytocin là nội tiết tổng hợp, có tác dụng tương tự như oxytocin nội sinh trong cơ thể, giúp kích thích tạo ra các cơn co thắt tử cung. Oxytocin được truyền qua đường tĩnh mạch. Khi bắt đầu truyền oxytocin, nhịp tim thai sẽ được theo dõi trong suốt quá trình khởi phát chuyển dạ và cả khi đã vào được chuyển dạ bằng máy doppler nghe tim thai hoặc monitor sản khoa.
Đây là cách kích thích chuyển dạ cơ học thông qua việc sử dụng bóng của ống thông Foley, bóng Cook… đưa vào qua lỗ trong cổ tử cung và ngay trước màng ối. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành bơm nước để làm căng bong bóng nằm trên phía đầu của ống thông.
Thông thường, khi cổ tử cung mở ra được khoảng 2 - 3cm, ống thông sẽ tự động tụt rớt ra ngoài và khi đó quá trình chuyển dạ đã được khởi phát. Trong một số trường hợp, phương pháp này có thể được kết hợp với truyền tĩnh mạch oxytocin nếu cần thiết.
Để đảm bảo an toàn, khi thực hiện cách kích thích chuyển dạ, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trước khi quyết định lựa chọn phương pháp kích thích chuyển dạ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám âm đạo, đánh giá tình trạng cổ tử cung đồng thời chỉ định thai phụ làm thêm một số xét nghiệm cần thiết. Dựa trên kết quả đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cũng như tư vấn thêm cho thai phụ phương pháp kích thích chuyển dạ an toàn, phù hợp và hiệu quả nhất, áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả.
Tất cả các cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh đều sẽ có những chỉ định cũng như chống chỉ định nhất định. Bên cạnh đó, nếu kích thích chuyển dạ không thành công, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai gấp để có thể đảm bảo được tính mạng và sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.
Chính vì thế, thai phụ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, có phòng mổ và có bác sĩ sơ sinh để cùng phối hợp can thiệp trong trường hợp cần thiết.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ để kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu hơn về chủ đề này đồng thời nắm được các cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh và lựa chọn được phương pháp khởi phát chuyển dạ phù hợp.
Xem thêm: Tư thế giảm đau khi chuyển dạ: Hướng dẫn chi tiết để giảm đau hiệu quả
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.