Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày dự sinh là một trong những thông tin được các mẹ bầu quan tâm nhất. Nhưng liệu ngày dự sinh có chính xác không? Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến ngày dự sinh?
Ngày dự sinh giúp bác sĩ và những bà mẹ ước tính thời điểm bé yêu chào đời để có sự chuẩn bị chu đáo nhất về mọi mặt. Và một trong những điều mà rất nhiều mẹ bầu băn khoăn chính là ngày dự sinh có chính xác không? Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về ngày dự sinh để bạn có câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của mình nhé!
Ngày dự sinh (Estimated Date of Delivery - viết tắt là EDD) là ngày mà các bác sĩ sản khoa dự đoán em bé trong bụng mẹ sẽ chào đời. Ngày này thường được tính toán dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ hoặc dựa vào hình ảnh siêu âm thai.
Việc xác định ngày dự sinh của bà bầu có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch chăm sóc thai kỳ. Nó giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị cho các giai đoạn quan trọng trong thai kỳ. Ngoài ra, việc biết trước ngày dự sinh giúp thai phụ có thể chuẩn bị tốt hơn về mặt tinh thần và vật chất cho sự chào đón của em bé. Điều này bao gồm việc sắp xếp lịch làm việc, chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho em, lựa chọn nơi sinh, chuẩn bị tài chính và lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sinh.
Cách tính ngày dự sinh có thể khác nhau với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Với người có chu kỳ kinh nguyệt đều, ngày dự sinh là bao nhiêu tuần?
Bạn có thể lấy ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối (LMP - Last Menstrual Period) rồi cộng thêm 40 tuần (vì mang thai sẽ rơi vào khoảng 38 tuần). Ngày dự sinh thường được tính dựa trên thời điểm thai nhi đạt 40 tuần tuổi, tức là khoảng 280 ngày kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ.
Với phụ nữ có kỳ kinh nguyệt không đều, có thể tính theo công thức:
Siêu âm thai cũng là một phương pháp chính xác để xác định tuổi thai và ngày dự sinh, nhất là khi mẹ bầu không nhớ rõ ngày bắt đầu kỳ kinh cuối cùng hoặc có chu kỳ kinh không đều. Đo chiều dài đầu - mông (CRL - Crown-Rump Length) của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 8 - 12) có thể cung cấp thông tin chính xác về tuổi thai, từ đó xác định ngày dự sinh.
Độ chính xác của ngày dự sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm phương pháp tính toán và các yếu tố sinh lý, tâm lý của thai phụ… Cụ thể là:
Phương pháp tính toán ngày dự sinh dựa trên chu kỳ kinh nguyệt có hạn chế là không phải tất cả phụ nữ đều có chu kỳ kinh đều đặn và sự rụng trứng có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn. Những sai lệch này có thể làm giảm độ chính xác của ngày dự sinh.
Ngoài ra, những yếu tố như quên ngày bắt đầu kỳ kinh cuối cùng hoặc chu kỳ kinh nguyệt không ổn định cũng ảnh hưởng đến khả năng dự đoán chính xác ngày sinh.
Siêu âm thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, được coi là phương pháp chính xác nhất để xác định tuổi thai và ngày dự sinh. Tuy nhiên, độ chính xác của siêu âm cũng giảm dần khi thai nhi triển hơn ở những giai đoạn sau, do có sự khác biệt về tốc độ phát triển của mỗi thai nhi.
Các yếu tố bên ngoài như tình trạng sức khỏe của người mẹ, tình trạng dinh dưỡng, mức độ căng thẳng và các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thời điểm dự sinh. Các yếu tố tâm lý như mức độ căng thẳng và lo lắng cũng có thể tác động đến quá trình mang thai và thời điểm sinh. Căng thẳng cao độ có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ và có thể khiến thai phụ sinh sớm hơn dự kiến. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như điều kiện làm việc và lối sống của người mẹ cũng có thể góp phần làm thay đổi ngày sinh dự kiến.
Các yếu tố sinh lý như cân nặng, chiều cao của người mẹ, số lượng thai nhi (đa thai) và tiền sử sinh đẻ cũng ảnh hưởng đến ngày dự sinh. Ví dụ, phụ nữ mang thai đôi hoặc ba có khả năng sinh sớm hơn so với thai đơn. Nếu ở thai kỳ trước, người mẹ từng sinh non thì nguy cơ sinh non ở thai kỳ sau cũng cao hơn.
Ngày dự sinh có chính xác không? Thực tế, chỉ có khoảng 4% phụ nữ sinh đúng vào ngày dự sinh. Phần lớn các trường hợp sinh con sẽ xảy ra trong khoảng từ 37 đến 42 tuần của thai kỳ.
Theo thống kê, có khoảng 50% phụ nữ sinh trong vòng 1 tuần trước hoặc sau ngày dự sinh. Khoảng 75% phụ nữ sinh trong vòng 2 tuần trước hoặc sau ngày dự sinh. Khoảng 90% phụ nữ sinh trong vòng 3 tuần trước hoặc sau ngày dự sinh. Mẹ bầu cần lưu ý, ngày dự sinh chỉ là một ước tính, không phải là ngày chính xác mà bé sẽ chào đời. Bạn không nên quá lo lắng nếu sinh con trước hoặc sau ngày dự sinh một vài ngày, miễn là bé khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa ngày dự sinh với ngày sinh thực tế quá lớn có thể ảnh hưởng đến việc chuẩn bị sinh nở và chăm sóc thai nhi. Nếu sinh sớm hơn dự kiến, thai nhi có thể bị sinh non, phổi chưa phát triển đầy đủ hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác khi chào đời.
Mẹ bầu quá ngày dự sinh, còn gọi là thai quá ngày, có thể mang đến một số rủi ro cho cả mẹ và bé. Đối với mẹ, quá trình chuyển dạ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối và tử cung, tăng nguy cơ băng huyết sau sinh, tăng nguy cơ mổ lấy thai. Đối với bé, giảm lượng nước ối có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi và gây ra suy thai, nguy cơ hít phân su cũng cao hơn.
Ngày dự sinh có chính xác không? Ngày dự sinh thường chỉ là số liệu có tính chất tham khảo. Đa phần là các bé chào đời sẽ chênh lệch 1 - 2 tuần so với thời điểm dự kiến. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về cách tính toán ngày dự sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến nó sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở. Bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc dựa trên tình hình thực tế của thai kỳ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.