Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Cách làm sữa chua cho người tiểu đường dễ thực hiện tại nhà

Ngày 29/04/2023
Kích thước chữ

Sữa chua là món ăn giàu chất dinh dưỡng, có thể sử dụng như một bữa ăn nhẹ lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn cách làm sữa chua cho người tiểu đường đơn giản và dễ làm, đừng bỏ qua nhé.

Sữa chua là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và lợi khuẩn dồi dào, rất tốt cho hệ tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc ruột và ngăn ngừa nhiều bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường có ăn sữa chua được không? Cách làm sữa chua cho người tiểu đường như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Cách chọn sữa chua tốt cho người bệnh tiểu đường

Sữa chua được xem là lựa chọn lành mạnh cho những người bị tiểu đường. Tuy nhiên không phải loại sữa chua nào cũng phù hợp và có thể sử dụng. Bởi thành phần, chất dinh dưỡng và số lượng calo ở mỗi loại, mỗi nhãn hiệu là khác nhau. Do đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi chọn mua:

Lượng calo

Dựa vào và hàm lượng chất béo và đường mà lượng calo ở trong sữa chua thường dao động từ 100 đến 230 hoặc có thể hơn. Các chất bổ sung như mật ong, thạch, trân châu, siro trái cây hay lớp phủ trên bề mặt cũng có thể làm tăng lượng calo. 

Vì thế, trong trường hợp nếu bạn muốn ăn sữa chua như một bữa ăn nhẹ thì hãy cố gắng duy trì khẩu phần ăn khoảng 100 đến 150 calo.

Carbohydrate

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lượng đường tự nhiên ở trong sữa chua ảnh hưởng đến số lượng carbohydrate (carb) trong sữa chua. Nếu mắc chứng tiểu đường thì sữa chua Hy Lạp chính là lựa chọn được ưu tiên. Bởi đây là loại sữa chua giàu protein đồng thời ít carbs hơn so với những loại sữa chua khác. Hàm lượng lactose ở loại sữa chua này cũng thấp hơn so với sữa chua khác. 

Sữa chua được làm từ hạnh nhân, sữa đậu nành hoặc dừa cũng là loại ít carb. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra cẩn thận bởi những loại sữa chua làm từ thực vật thường chứa chất làm đặc và đường để làm cho chúng trở nên đậm đà hơn.

cach-lam-sua-chua-cho-nguoi-tieu-duong-de-thuc-hien-tai-nha-1.jpg
Sữa chua có nhiều dưỡng chất, vitamin rất tốt sức khỏe

Chất đạm

Sữa chua chứa hàm lượng protein cao hơn so với sữa nguyên chất. Protein không làm tăng lượng đường ở trong máu đồng thời chúng hỗ trợ mang lại cảm giác no sau khi ăn. Do vậy, khi nạp protein cùng với carbohydrate sẽ giúp thúc đẩy lượng đường ổn định đồng thời giảm thiểu sự tăng đột biến của đường huyết.

Sữa chua thông thường có 10g protein, đây là tỷ lệ lý tưởng đối với một bữa ăn nhẹ. Tuy vậy, sữa chua Hy Lạp nguyên chất thường có hàm lượng protein cao gấp đôi sữa chua thông thường. Điều này giúp hàm lượng protein cao hơn và lượng carbohydrate thấp hơn. Do đó mà sữa chua Hy Lạp trở thành một lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Chất béo

Chất béo ở trong sữa chua chính là chất béo bão hòa, chúng có thể làm tăng mức cholesterol xấu từ đó tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, chất béo sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose, mang lại cảm giác thoải mái cho cơ thể. Chúng cũng sẽ cần thiết trong quá trình hấp thụ các vitamin tan ở trong chất béo như vitamin D. Dù vậy cần lưu ý rằng sữa chua ít béo có tác dụng giảm tổng lượng calo và chất béo bão hòa nhưng chúng có thể chứa nhiều loại đường bổ sung.

Lợi khuẩn Probiotics

Probiotics cung cấp nhiều vi khuẩn sống và nấm men hữu ích với sức khỏe tiêu hóa. Nhiều báo cáo dinh dưỡng chỉ ra rằng người bị tiểu đường tuýp 2, mỗi ngày tiêu thụ 100g sữa chua probiotic sẽ giúp giảm đường huyết, cholesterol và huyết áp so với những người không ăn sữa chua.

Cách làm sữa chua cho người tiểu đường

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 lít sữa tươi không đường.
  • 1 hộp sữa chua
  • Dung cụ: Hũ đựng, nồi,…
cach-lam-sua-chua-cho-nguoi-tieu-duong-de-thuc-hien-tai-nha-2.jpg
Cách làm sữa chua cho người tiểu đường đơn giản tại nhà

Cách làm:

  • Bước 1: Cho sữa tươi không đường vào nồi đun với lửa nhỏ cho đến khi sữa ấm lên thì tắt bếp (không để cho sữa sôi).
  • Bước 2: Cho tiếp sữa chua vào nồi sữa còn ấm và khuấy đều tay cho đến khi tan hết.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp vừa thu được vào từng hũ, đem đi ủ ở nơi có nhiệt độ cao trong vòng 7 - 8 tiếng. 
  • Bước 4: Bảo quản trong mát tủ lạnh và sử dụng dần dần.

Người tiểu đường ăn sữa chua cần lưu ý vấn đề gì?

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm sữa chua không hương vị, ít chất béo hoặc không có chất béo.

Các loại topping ăn kèm với sữa chua như trân châu, kẹo và quả ngọt có thể tiềm ẩn nguy cơ tăng lượng đường ở trong máu. Vì thế, để tăng sự ngon miệng, đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng đồng thời kiểm soát tốt lượng đường máu, người bị tiểu đường có thể ăn kèm sữa chua với các loại topping tốt cho sức khỏe với GI thấp như:

  • Các loại quả mọng: Dâu tây, cam, quýt, bưởi.
  • Các quả hạch: Táo, lê,...
  • Hoa quả sấy khô không chứa đường bổ sung.
cach-lam-sua-chua-cho-nguoi-tieu-duong-de-thuc-hien-tai-nha-3.jpg
Sữa chua không đường là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường

Thời điểm nào tốt nhất để ăn sữa chua mỗi ngày?

Để việc tiêu thụ sữa chua diễn ra tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên lưu ý các thời điểm sau để ăn sữa chua có tác dụng tốt nhất.

  • Ăn sau bữa ăn chính: Theo khuyến cáo, thời điểm vàng để ăn sữa chua là khoảng 1 - 2 giờ sau các bữa ăn chính trong ngày. Khi đó, lợi khuẩn có trong sữa chua gia tăng hiệu quả hỗ trợ đường ruột.
  • Ăn sáng: Với những người đang ăn chế độ ăn kiêng để giảm cân có thể kết hợp sữa chua với một số loại ngũ cốc, hạt, trái cây.
  • Ăn vào lúc xế chiều: Sữa chua được xem là bữa ăn nhẹ lành mạnh, ít calo, nhiều dinh dưỡng. Ăn sữa chua vào bữa xế có lợi cho sức khỏe, giúp giữ dáng, tố hơn rất nhiều so với những thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và nhiều calo.
  • Ăn khi tập luyện: Sau khi tập luyện, ăn sữa chua sẽ giúp bù đắp mức năng lượng bị hao hụt nhờ bổ sung carbohydrate, protein, canxi và lợi khuẩn cần thiết, từ đó giúp phục hồi cơ bắp nhanh hơn. Có thể kết hợp sữa chua nguyên chất với trái cây để có thêm nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và tăng thêm hương vị món ăn.

Trên đây là những chia sẻ về cách làm sữa chua cho người tiểu đường. Có thể thấy sữa chua là món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để tránh lượng đường huyết tăng cao, người bệnh tiểu đường nên chọn loại sữa chua có chỉ số đường huyết thấp đồng thời tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin