Bạn đã biết cách nấu quả la hán đúng chuẩn, thơm ngon và tốt cho sức khoẻ chưa. Nếu chưa hãy theo dõi bài viết dưới đây, sẽ gợi ý 4 cách nấu nước la hán cơ bản và kết hợp với các nguyên liệu khác để có thể thưởng thức nhiều hương vị khác nhau.
Bên cạnh việc nấu quả la hán với nước sôi, bạn cũng có thể nấu với táo tàu, nha đam để tăng cường hương vị và tác dụng giải nhiệt, giải độc cho cơ thể. La hán là một loại thảo dược được nhiều người biết đến nhưng không phải ai cũng biết cách nấu đúng. Dưới đây là một số cách nấu quả la hán thơm ngon vừa dễ làm vừa đem lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe:
Điểm qua một số tác dụng của quả la hán
Trong 100g la hán quả có khoảng 25 - 38% đường, mogroside (thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của quả), 8 - 13g chất đạm, 510mg vitamin C và nhiều dưỡng chất khác.
Chống oxy hoá: Mogroside trong quả la hán như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tật.
Giảm nguy cơ tiểu đường: Nhờ hàm lượng calo thấp, không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên an toàn cho người béo phì và tiểu đường. Người bình thường sử dụng quả la hán cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
Thanh nhiệt, trị táo bón: Quả la hán từ lâu được dùng nấu nước uống thanh nhiệt cơ thể, trị táo bón.
Ngăn ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa có trong quả la hán có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư.
Chữa viêm họng: Quả la hán có tác dụng tốt trong điều trị viêm họng, viêm amidan, chữa ho, tiêu đờm.
Ngăn ngừa các bệnh hô hấp, tim mạch: Uống nước la hán quả có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, viêm phế quản, viêm amidan.
Tốt cho gan và hệ tiêu hóa: Quả la hán có tính mát, hỗ trợ giải độc gan, sạch ruột đồng thời có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Cách nấu quả la hán
Dưới đây là một số cách nấu quả la hán chi tiết để đảm bảo giữ được nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Cách nấu quả la hán cơ bản
Nguyên liệu:
1 quả la hán;
1 bó lá dứa;
1.5 lít nước lọc.
Cách làm:
Sơ chế: La hán quả cắt đôi, dùng thìa nạo lấy phần cơm bên trong và cắt nhỏ.
Nấu nước la hán: Cho vào nồi 1.5 lít nước nấu sôi. Sau đó cho quả la hán và lá dứa vào đun lửa vừa khoảng 10 phút thì tắt bếp, đậy nắp lại ủ thêm 10 phút nữa.
Cuối cùng, lọc xác và lá dứa và có thể thưởng thức. Nước có màu vàng nâu đẹp mắt, thoang thoảng mùi thơm của lá dứa. Nước dễ uống, giải khát cực tốt trong những ngày hè oi bức.
Cách nấu quả la hán và táo tàu
Trước khi nấu nước la hán và táo tàu phải lựa chọn nguyên liệu chất lượng, không phun thuốc trừ sâu để sử dụng tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
1 quả la hán to;
30g táo cắt lát;
100g táo đỏ;
500ml nước lọc.
Sơ chế:
Táo đỏ rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt.
Táo thái lát mỏng.
Quả la hán rửa sạch rồi cắt thành 2 - 3 miếng.
Cách làm:
Nấu nồi nước 500ml, cho quả la hán vào nấu với lửa vừa. Đậy nắp nấu trong 15 phút thì lọc bỏ bã la hán.
Sau đó thêm táo thái lát và táo tàu vào, hạ lửa nhỏ.
Nếu thích uống ngọt thì cho thêm 100g đường.
Nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
Công thức nấu quả la hán trên có thêm đường, nhưng nếu bạn không thích uống ngọt hoặc đang giảm cân thì không cần thêm đường vì đã có vị ngọt tự nhiên của táo tàu và quả la hán.
Cách nấu quả la hán và nha đam
Nếu đã chán uống trà la hán thì có thể thêm nha đam làm topping dai vừa ngon, mát gan lại đẹp da. Không chỉ vậy, với cách nấu nước la hán nha đam này, bạn sẽ thấy nước đặc hơn, không nhiều nước như công thức trên.
Chuẩn bị:
1 la hán quả to;
200g nha đam;
1 lít nước lọc;
2 muỗng muối để rửa nha đam.
Sơ chế:
Gọt vỏ và rửa sạch nha đam tiếp theo cắt hạt lựu.
Sau đó cho vào một tô nước muối rửa khoảng vài lần và vớt ra để ráo.
Quả la hán rửa sạch, cắt làm 3 - 4 miếng.
Cách làm:
Nấu 1 lít nước sôi, cho quả la hán vào. Khi nước bắt đầu sôi, cho nha đam vào.
Đậy nắp nấu thêm 20 phút thì tắt bếp.
Với cách nấu quả la hán nha đam này, khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh mát tự nhiên của la hán, xen lẫn cảm giác giòn ngọt của nha đam, thức uống này phù hợp với những người làm việc khuya và mất ngủ vào ban đêm.
Cách nấu quả la hán và nhãn nhục
Cách nấu quả la hán long nhãn có vị ngọt đậm đà, có màu sắc tự nhiên và đẹp hơn long nhãn khô.
Nguyên liệu:
1 trái la hán quả to;
30g nhãn nhục;
1 lít nước lọc.
Cách làm:
Quả la hán rửa sạch, cắt làm 2 - 3 miếng.
Long nhãn rửa qua nước cho sạch và để ráo.
Cho 1 lít nước vào nồi thêm quả la hán nấu với lửa vừa.
Khi nước sôi, cho long nhãn vào.
Đậy nắp và nấu thêm 20 phút rồi tắt bếp.
Với cách nấu quả la hán à long nhãn này, bạn nên hạn chế thêm đường để tránh bị ngọt quá, nếu bạn muốn ngọt nhiều có thể cho thêm 30g long nhãn để tăng vị ngọt tự nhiên.
Cách bảo quản nước quả la hán
Với lượng nước khoảng 500ml có thể uống hết trong ngày, không lo hư. Nhưng nếu bạn nấu hơi nhiều, có thể bảo quản trà la hán như sau:
Bảo quản trong tủ lạnh khi nước la hán đã nguội hẳn.
Mỗi lần uống cần hâm nóng sẽ thơm ngon và dễ uống hơn. Nếu nấu với công thức uống đá thì có thể lấy ra khỏi tủ lạnh và dùng luôn.
Để tủ lạnh 2 - 3 ngày, chất lượng nước vẫn được bảo quản. Không nên bảo quản quá 5 - 7 ngày, nhãn nhục hay nha đam sẽ có vị chua và vị nước không còn ngon.
Lưu ý khi nấu quả la hán
Một số lưu ý khi nấu nước la hán thành công ngay từ lần đầu tiên.
Công thức trên là uống nóng. Nếu muốn uống đá thì với 500ml nước lọc cần cho 100g đường cát trắng, còn nấu 1 lít nước thì cho 200g đường.
Nếu không muốn quá ngọt, bạn có thể thay thế đường cát bằng đường phèn có vị ngọt thanh hơn.
Với cách nấu nước la hán nha đam, bạn nên chọn những nhánh nha đam to để dễ gọt vỏ, có thịt dày, tránh chọn những lá có vết xước vì dễ bị sâu mọt làm hỏng.
Với cách pha la hán long nhãn không nên chọn nhãn vị ngọt gắt, phun thuốc khử mùi, khử nhớt để đảm an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là tổng hợp một số cách nấu quả la hán cơ bản, với táo tàu, nha đam và long nhãn để thưởng thức nhiều mùi vị riêng. Bạn có thể thử cách nấu riêng lẻ với từng nguyên liệu hoặc kết hợp cả 3 để chọn được hương vị yêu thích.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.