Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tỏi là vị thuốc dân gian còn rượu có tính sát trùng. Sự kết hợp của hai thành phần này có thể được sử dụng hiệu quả trong điều trị viêm xoang và nhiều bệnh lý khác. Vậy cách ngâm rượu tỏi như thế nào là đúng chuẩn và đem đến hiệu quả tốt nhất?
Ít ai biết rằng ngoài công dụng làm gia vị, tỏi còn được coi là một bài thuốc dân gian khi kết hợp với rượu. Được sử dụng hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là viêm xoang. Cùng tìm hiểu cách ngâm rượu tỏi tại nhà thành công trong bài viết sau đây nhé!
Thành phần chính trong tỏi là allicin, một loại axit amin được tạo thành khi tỏi được đập dập. Allicin giúp giảm viêm và có lợi trong việc chống oxy hóa. Tỏi cũng có nhiều vitamin, enzyme và khoáng chất. Nhờ vào các thành phần đặc biệt mà tỏi có công dụng như:
Allicin và chất chống oxy hóa trong tỏi đã được nghiên cứu và phát hiện có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa và kiểm soát sưng, viêm khớp trên cơ thể rất hiệu quả. Đặc biệt, tỏi có tính nóng nếu bạn không uống được rượu tỏi thì vẫn có thể tận dụng đặc tính này để xoa bóp các khớp giảm đau.
Tỏi còn được biết đến với tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn nên nếu bị viêm họng, viêm xoang,… Bạn có thể ngậm tỏi trong họng vài giây hoặc súc miệng bằng rượu tỏi để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Nhiều axit được sinh ra trong quá trình lên men của rượu tỏi, các axit amin tự nhiên này đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa và tiêu hóa của dạ dày.
Ngoài khả năng kháng viêm tỏi còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, giúp khỏi bệnh nhanh chóng. Tỏi còn có tính cay nên giúp loại bỏ hiệu quả khí lạnh trong bụng, góp phần giảm chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ chua hiệu quả.
Các thành phần từ tỏi như phytoncide, một chất có khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol xấu, hòa tan chất béo trong mạch máu. Nhờ đó cải thiện quá trình lưu thông máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, ngăn ngừa các bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Tỏi không chỉ làm sạch mạch máu mà còn làm giảm lượng đường trong máu và giải phóng insulin giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả.
Nguyên liệu:
Cách ngâm rượu tỏi:
Cách uống rượu tỏi:
Để rượu tỏi phát huy tác dụng tốt nhất, nên dùng 40 giọt rượu tỏi (khoảng 1 muỗng cà phê) trong một lần uống. Uống rượu tỏi 2 lần/ngày vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Người dùng rượu tỏi điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng để kiểm soát sự thay đổi sau khi uống rượu.
Tỏi đen là tỏi được lên men trong khoảng 1 tháng. Loại tỏi này dẻo, có vị ngọt dịu, khác với tỏi sống vì không có mùi nồng.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cách uống rượu tỏi đen:
Cách uống rượu tỏi đen cũng tương tự như cách uống rượu tỏi trắng. Nên dùng 40 giọt rượu tỏi (khoảng 1 muỗng cà phê) cho một lần uống. Sử dụng hai lần một ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Người dùng rượu tỏi điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng rượu để kiểm tra sự thay đổi.
Để ngâm rượu tỏi không bị chuyển sang màu xanh. Bạn nên chú ý những điều sau để có được thành phẩm tốt cho sức khỏe:
Ngoài những chỉ định ngâm rượu tỏi, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng loại rượu này:
Trên đây là những tác dụng của rượu tỏi và cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn để hỗ trợ chữa bệnh. Nếu bạn gặp các vấn đề sức khoẻ như trên hãy tận dụng rượu tỏi nhưng không quá lạm dụng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.