Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết mà bạn có thể tham khảo

Ngày 27/10/2024
Kích thước chữ

Sốt phát ban và sốt xuất huyết thường có triệu chứng ban đầu là sốt và có các biểu hiện khá tương đồng nên nhiều người thường hay nhầm lẫn. Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết bạn nhé.

Nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn các triệu chứng của sốt phát ban và sốt xuất huyết. Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết là điều kiện tiên quyết để đưa ra phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Vậy đâu là cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết?

Tìm hiểu về sốt phát ban và sốt xuất huyết

Để có thể phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hai căn bệnh này nhé.

Bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lý có dấu hiệu sốt đặc trưng do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Nguyên nhân thường gặp nhất là do virus rubella hoặc virus sởi gây ra khiến cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ. Sốt phát ban thường xảy ra đối với trẻ nhỏ, bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc họng. Sốt phát ban thường có thời gian ủ bệnh từ 7 ngày với các triệu chứng như:

  • Người bệnh sốt theo cơn, cơn sốt từ 38 - 40 độ.
  • Xuất hiện các nốt ban đỏ trên cơ thể trong vòng 12 - 24 giờ kể từ thời điểm các cơn sốt xuất hiện. Tùy vào đặc điểm của virus gây bệnh và thể trạng của người bệnh mà mức độ nổi ban sẽ khác nhau.
  • Người bệnh có các biểu hiện khác đi kèm như sổ mũi, ho, mệt mỏi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hoặc biếng ăn.
Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết mà bạn có thể tham khảo 1
Sốt phát ban thường xảy ra đối với trẻ nhỏ, bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc họng

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh lây truyền thông qua việc muỗi vằn hút máu người bệnh truyền qua cho người khác. Những dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác, cụ thể:

  • Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn sốt đột ngột từ 39 đến 40 độ liên tục trong vòng từ 2 - 7 ngày, cơn sốt không thuyên giảm trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết có thể nhận thấy những chấm đỏ bầm như máu ở da hoặc những vùng niêm mạc kèm theo tình trạng đau bụng, nôn ói.

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng sốt phát ban nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Thông thường bệnh sẽ trở nặng vào ngày thứ 3 - thứ 7 kể từ thời điểm xuất hiện các cơn sốt liên tục.

Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết mà bạn có thể tham khảo 2
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra

Một số cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết bạn

Sốt xuất huyết và sốt phát ban có các biểu hiện khá tương đồng nhau khiến nhiều người khó có thể phân biệt được. Dưới đây là một số cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết mà bạn có thể tham khảo:

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết phần lớn là do muỗi cái Aedes Aegypti hút máu người nhiễm virus Dengue rồi truyền sang cho người khác. Virus Dengue nằm trong cơ thể của muỗi trong khoảng từ 8 - 11 ngày rồi truyền bệnh cho người trong khoảng thời gian này.

Còn nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban có thể do nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra nhưng chủ yếu là nhóm virus liên quan đến đường hô hấp. Phần lớn các loại virus này lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị đúng cách. 

Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết mà bạn có thể tham khảo 3
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi cái Aedes Aegypti truyền virus bệnh sang cho người khác

Biểu hiện của bệnh

Một trong những cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết là biểu hiện cụ thể của bệnh. Trong giai đoạn ủ bệnh, người mắc bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn này thường có thể có xuất hiện triệu chứng bệnh nhưng không rõ ràng. Trong khi đó người bệnh sốt phát ban thường sốt khoảng 39 độ C và cảm thấy cơ thể mệt mỏi.

Ở giai đoạn bệnh toàn phát, người mắc bệnh sốt xuất huyết có thể sốt cao đột ngột lên đến 40 độ C thậm chí là 40,5 độ C. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng kèm theo như đau họng, sổ mũi, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ở giai đoạn nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết dưới da, chảy máu niêm mạc mũi, xuất huyết âm đạo, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết ổ bụng,... Riêng người mắc bệnh sốt phát ban, ở giai đoạn này sau khi giảm sốt, người bệnh sẽ xuất hiện các ban đỏ, mịn, ít nổi lên da và cùng lúc xuất hiện khắp cơ thể.

Biến chứng

Sốt phát ban thường không quá nguy hiểm, nếu trẻ em được chăm sóc và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ tự khỏi sau 7 ngày và không xuất hiện biến chứng. Tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết lại gây thoát huyết tương, việc mất máu nhiều khiến cơ thể bị kiệt sức, sốt cao kéo dài, sốc thể tích tuần hoàn và gây rối loạn đông máu. Bệnh còn gây ra biến chứng như mù đột ngột, trầm cảm thị giác do xuất huyết võng mạc. Ngoài ra còn có thể xuất hiện các biến chứng khác như suy tim, suy đường hô hấp, tràn dịch màng phổi. 

Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết mà bạn có thể tham khảo 4
Biến chứng của bệnh là một trong các cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Cách phòng ngừa bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết

Sốt phát ban và sốt xuất huyết là các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới như ở nước ta. Để phòng ngừa bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Tiêu diệt nguồn sinh sản của muỗi;
  • Ngăn chặn muỗi vào nhà;
  • Sử dụng các sản phẩm chống muỗi;
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh;
  • Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ và thoáng mát;
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ bản thân nhiễm bất kỳ bệnh lý nào.

Thông qua bài viết này hy vọng bạn đã biết được cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết. Sốt phát ban và sốt xuất huyết là 2 bệnh truyền nhiễm thường gặp vì vậy hãy chủ động phòng bệnh bằng cách giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, hạn chế sự sinh sôi và phát triển của muỗi, đặc biệt nên chủ động tiêm phòng vắc xin cho chính bản thân và gia đình bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin