Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng bàn ủi hay bỏng nhiệt nói chung đều có thể làm thay đổi cấu trúc và làm rối loạn chức năng của vùng tổn thương. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Vậy, sơ cứu khi bị bỏng bàn ủi như thế nào để hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó đem lại. Hãy cùng với nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Bỏng nhiệt hay bỏng bàn ủi là một hiện tượng mà hầu hết mọi người chúng ta đều mắc phải do những sơ ý khi thao tác sử dụng bàn ủi. Do nhiệt độ bàn ủi quá cao nên việc bỏng bàn ủi có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho bệnh nhân. Nếu có thể sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ có thể giảm tối đa nguy cơ và biến chứng mà bỏng bàn ủi gây ra. Vậy sơ cứu khi bị bỏng bàn ủi như thế nào? Mời bạn cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo ngay nhé.
Bệnh bỏng hay còn gọi là phỏng da là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô tế bào khác trên da do sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nhiệt, điện, hóa chất, hay bức xạ. Khi bị bỏng bệnh nhân sẽ cảm thấy không chỉ là cảm giác nóng rát, hơn thế nữa là những tổn thương nghiêm trọng về da làm cho các mô tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc có thể chết đi.
Bỏng bàn là hay bỏng bàn ủi là loại bỏng nhiệt khô, thường xảy ra khi người lớn không cẩn thận và chú ý trong quá trình sử dụng bàn là. Do vậy khi bị bỏng bàn ủi nếu không được xử trí và chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo mất thẩm mỹ.
Các vết bỏng từ bàn ủi gây ra nhiều tổn thương cho da của người bệnh. Thông thường, tuỳ theo những mức độ ảnh hưởng lên da mà tình trạng bỏng nói chung sẽ chia ra thành 3 cấp độ. Những mức độ đó cụ thể như sau:
Đầu tiên là mức độ 1 hay mức độ nhẹ. Đây là mức độ mà các vết bỏng chỉ ảnh hưởng ngoài da. Cũng giống như bạn bị bỏng nắng biểu hiện chính là những vùng da bị đỏ, không bị phồng rộp hay mụn nước, mủ và người bệnh sẽ có cảm giác đau nhẹ khi chạm vào.
Đây là mức độ có thể gây những nguy hiểm và tổn thương khá nặng nề đến vùng da của bạn. Biểu hiện là những vết phồng rộp đỏ trên da và gây đau rát ngay cả lúc không chạm vào. Thậm chí trong một vài trường hợp nó còn có thể gây tổn thương tới dây thần kinh và làm cho bạn mất đi cảm giác đau rát.
Đây là mức độ nặng nhất của việc bỏng bởi những hậu quả “ khủng khiếp ” mà nó có thể đem lại. Ở mức độ này tất cả các mô tế bào trên vùng da bị bỏng đều bị chết hoàn toàn và không có khả năng phục hồi. Các dây thần kinh, huyết quản và nang lông đều bị phá hủy. Nếu bỏng quá nặng, vết bỏng còn có khả năng ảnh hưởng tới xương và cơ.
Tuy nhiên bỏng do bàn ủi thường sẽ nằm ở mức độ hai do thời gian tiếp xúc không quá lâu.
Bệnh bỏng nói chung và bỏng bàn ủi nói riêng đều có những hậu quả rất đáng lo ngại để lại cho người bệnh. Tuy nhiên việc sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ có thể làm giảm và hạn chế những hậu quả này một cách tối đa nhất. Vậy sơ cứu khi bị bỏng bàn ủi như nào cho đúng? Bạn đọc hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết nhé!
Ngoài ra bạn tuyệt đối không được làm và sử dụng khi bị bỏng da:
Trên đây là những chia sẻ của nhà huốc Long Châu về các cách sơ cứu khi bị bỏng bàn ủi mà bạn có thể tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin thú vị này các bạn sẽ có thêm những kiến thức để tránh và hạn chế tối đa những tổn thương mà bỏng bàn ủi có thể để lại.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.