Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh phong thấp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, biểu hiện bằng những triệu chứng ban đầu đặc trưng tại các khớp tay hoặc khớp chân là sưng và đau. Nắm bắt đầy đủ kiến thức về cách trị phong thấp là yếu tố rất quan trọng giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Phong thấp là loại bệnh miễn dịch tự thân mãn tính, triệu chứng chủ yếu khiến cho người bệnh đau đớn, sưng tấy tại nhiều khớp khắp cơ thể. Bệnh nhân bị phong thấp còn thường xuyên bị tê tay chân, cứng khớp vào buổi sáng, có khi còn ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng đặc biệt là cơ quan tim. Khi có các dấu hiệu của bệnh phong thấp, bệnh nhân không được chủ quan mà hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đặc biệt là được điều trị đúng thuốc, đúng bệnh.
Bệnh phong thấp đem lại sự bất tiện nhất định cho người mắc phải. Không những thế, bệnh còn khiến cho bệnh nhân lo lắng, mệt mỏi, nhức mỏi chân tay, từ đó chất lượng cuộc sống đi xuống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trị phong thấp qua bài viết dưới đây nhé!
Phong thấp là bệnh mãn tính rất nguy hiểm, xảy ra ở nhiều khớp xương, đặc biệt là các khớp nhỏ như: Khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp bàn chân và khớp ngón chân… lí do bởi những khớp này lượng máu chảy về nhiều nhất. Bệnh xảy ra khiến người mắc phải vô cùng đau nhức, làm cho người bệnh có cảm giác cứng xương ở phần tay, vai, xương cột sống, xương chậu và xương đầu gối. Bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến cho các khớp xương tại vị trí đau không thể cử động được khiến bệnh nhân càng mệt mỏi, chán ăn, kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ. Không những thế, việc tăng tiết mồ hôi tay chân ở những bệnh nhân phong thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Ngoài ra, bệnh có xu hướng phát triển nặng nề hơn khi có sự thay đổi của thời tiết. Khi thay đổi thời tiết đột ngột, người bệnh phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người già đến các thanh thiếu niên và cả những trẻ em nhỏ tuổi. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, hoặc khi suy giảm miễn dịch, bệnh có nguy cơ phát sinh và diễn biến nặng nề nếu như không điều trị kịp thời và đúng cách.
Bệnh phong thấp đem lại sự phiền toái nhất định cho người bệnh. Đối với hầu hết những bệnh nhân bị bệnh phong thấp, buổi sáng sau khi ngủ dậy các khớp của họ có thể co cứng và không cử động được. Việc mất khoảng thời gian từ 30 phút đến 60 phút mỗi ngày để xoa bóp, mát – xa giúp cho các khớp được hoạt động dễ dàng hơn luôn là vấn đề đem lại sự mệt mỏi, thậm chí lo lắng dẫn đến sụt cân xảy ra người bệnh.
Do đó, khi phát hiện ra triệu chứng, dấu hiệu của bệnh phong thấp, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những bệnh nhân điều trị chậm trễ, các khớp có nguy cơ bị tổn thương nặng nề hơn, về lâu dài các mô sụn có nguy cơ bị ăn mòn và mất đi. Lúc này, các khớp có nguy cơ dính liền lại với nhau và tạo thành tật vĩnh viễn.
Hiện nay, với nền y khoa hiện đại cũng như thuốc điều trị bệnh phong thấp đa dạng theo từng triệu chứng, và tin vui là bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm, việc kiểm soát được biến chứng nguy hiểm là điều chắc chắn có thể. Dưới đây là một số cách trị phong thấp hiệu quả:
Triệu chứng đau nhức dai dẳng luôn làm ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân bằng Prednisone – loại thuốc nội tiết có tác dụng giảm đau hiệu quả và hỗ trợ việc điều trị bệnh phong thấp.
Với mục đích giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau, phương pháp sử dụng cao dán được sử dụng như một liệu pháp giúp giảm đau hiệu quả, an toàn tại vị trí đau nhức.
Nhóm thuốc này có tác dụng tương đối mạnh giúp giảm đau và chống viêm cũng như ngăn ngừa bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tự sử dụng bởi có thể nguy hiểm khi không kiểm soát được tác dụng phụ của thuốc.
Đối với một số trường hợp bệnh phong thấp chưa xác định chính xác, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc tác dụng chậm có công dụng chậm như muối vàng…
Khi hệ miễn dịch của cơ thể quay trở lại “tấn công” khiến cho người bệnh bị phong thấp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế miễn dịch ở bệnh nhân, nhằm hạn chế tối đa tình trạng viêm và nhiễm trùng. Thông thường, để điều trị bệnh phong thấp, người bệnh sẽ được kê đơn sử dụng các loại thuốc như Azathioprine (AZA), Methotrexate liều thấp (MTX) và Co-trimoxazole (CTX)…
Vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân phong thấp giúp tăng cường sự dẻo dai, giúp thông kinh mạch và khí huyết, mở đường cho các hoạt chất của thuốc đi sâu vào thực hiện nhiệm vụ của thuốc. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng, phù hợp cho bệnh nhân bị phong thấp nhé!
Việc dùng thuốc luôn mang lại kết quả nhanh chóng giúp giảm đau ngay tức thời tuy nhiên thường có những tác dụng phụ đi kèm. Hiện nay, với nền y học hiện đại, những loại thuốc được bào chế ngày càng hiệu quả và ít tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ nhẹ nhất có thể. Do đó, nếu bạn, người thân hoặc những người xung quanh có các dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp, hãy nhanh chóng đến viện xương khớp càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp bệnh phong thấp nặng và gây ra các biến chứng, việc phẫu thuật thay khớp lúc này là cách điều trị hữu hiệu nhất. Đối với người bệnh phong thấp gây viêm từ trong máu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân lọc máu để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm và giúp giảm đau trong quá trình bệnh nhân điều trị.
Bệnh phong thấp có thể được kiểm soát nếu như bệnh nhân tích cực được điều trị. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh như: Ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ, ăn các loại trái cây giàu vitamin C hoặc bổ sung những thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, ốc… Và đừng quên, bạn hãy uống thật nhiều nước nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.