Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách vệ sinh vết zona thần kinh và biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngày 25/10/2024
Kích thước chữ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh zona thần kinh, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh vết zona thần kinh đúng cách để mau hồi phục. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn cách vệ sinh vết zona thần kinh và các biện pháp phòng zona thần kinh hiệu quả.

Zona thần kinh là một bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Người mắc bệnh zona thần kinh có thể gặp phải các triệu chứng như ngứa, phát ban, nổi mụn nước, đau nhức và sốt ở vùng da có dây thần kinh bị nhiễm trùng. Bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần biết cách vệ sinh vết zona thần kinh để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Tìm hiểu chung về zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh còn được gọi tắt là “zona” hoặc “giời leo” (theo cách gọi dân gian), là một bệnh lý nhiễm trùng do virus Varicella Zoster (VZV). Virus Varicella Zoster cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh thuỷ đậu và nó sẽ không biến mất đi khi đã khỏi bệnh mà ẩn nấp vào các hạch thần kinh trong thời gian dài từ 10 - 20 năm, thậm chí là cả đời. Cho đến khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu hoặc stress… là điều kiện thuận lợi để VZV hoạt động trở lại dọc theo các dây thần kinh cảm giác, gây ra các vết mụn nước bị tổn thương và được gọi là bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona thần kinh có thể gặp ở bất kỳ ai và lứa tuổi nào. Trong đó, trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người lớn, tuy nhiên, người lớn lại có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề hơn so với trẻ em.

Bệnh zona thần kinh sẽ gây ra những nốt mụn nước có chứa dịch và có thể bị vỡ ra khi bị va chạm mạnh. Khi đó, việc vệ sinh các vết zona đúng cách là rất cần thiết để tránh dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Vậy cách vệ sinh vết zona thần kinh như thế nào?

Cách vệ sinh vết zona thần kinh và biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả 1
Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra

Cách vệ sinh vết zona thần kinh đúng cách

Bệnh zona thần kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như ngứa, đau nhức, mọc mụn nước, tê bì, rối loạn cảm giác tại các vết mụn nước… Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, cách vệ sinh vết zona thần kinh ngay tại nhà là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả để điều trị bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng. Dưới đây là cách vệ sinh vết zona thần kinh để giúp vết thương nhanh phục hồi, cụ thể như sau:

Vệ sinh vết zona thần kinh

Việc vệ sinh sạch sẽ vết zona trên da thường xuyên có tác dụng giúp người bệnh phòng ngừa được tình trạng nhiễm trùng:

  • Người bệnh có thể sử dụng gạc vô khuẩn thấm nước muối sinh lý để chườm lên các mụn nước hoặc vết zona trên da để giảm ngứa và đau rát.
  • Hạn chế để vết zona tiếp xúc với chất hoá học hoặc nước bị ô nhiễm.
  • Sử dụng dung dịch khử trùng để rửa sạch vết thương và bôi kem theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Người bệnh có thể bôi thêm kem dưỡng ẩm hoặc kem kích thích tái tạo da trong giai đoạn hồi phục để tránh để lại sẹo.
  • Có thể tắm bằng nước lạnh hoặc nước ấm pha chung với bột yến mạch để giảm đau, làm dịu da do mụn nước gây ra. Sau đó, sử dụng khăn sạch thấm khô vết zona thần kinh.
Cách vệ sinh vết zona thần kinh và biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả 2
Biết cách vệ sinh vết zona thần kinh sẽ giúp phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng

Không gãi hoặc chà xát vào vùng da bị tổn thương

Người bệnh cố gắng tránh gãi hoặc chà xát lên vùng da đang bị bệnh để tránh làm vỡ mụn nước dẫn đến nhiễm trùng hoặc lan rộng vùng tổn thương. Người bệnh có thể thực hiện một số cách sau đây để tránh tình trạng này:

  • Đeo găng tay vải hoặc cắt ngắn móng tay để tránh gây tổn thương cho vết zona.
  • Chườm ấm hoặc tắm nước ấm với hỗn hợp bột yến mạch để làm dịu cảm giác ngứa ngáy do mụn nước gây ra. Không sử dụng sữa tắm hoặc chà xát bông tắm lên vết thương.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống sạch sẽ.

Băng bó vết thương

Bạn có thể bảo vệ vết zona thần kinh bằng cách băng bó lại để phòng ngừa nhiễm trùng hoặc lây lan virus. Người bệnh nên sử dụng các loại gạc mềm, mỏng, không bị dính vào da và khử trùng đầy đủ để băng các vết phát ban trên da, đặc biệt là những vết zona có chảy dịch. Khi thay băng, người bệnh cần vệ sinh vết zona thần kinh bằng dung dịch khử trùng và đợi vết thương khô hoàn toàn rồi mới thay băng mới.

Mặc quần áo rộng rãi

Bên cạnh việc nắm được cách vệ sinh vết zona thần kinh đúng cách, người bệnh cũng nên lựa chọn mặc quần áo có chất liệu mềm, rộng rãi và thoáng mát để bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng. Tránh mặc các loại vải có thể gây nóng như quần áo bằng len, nilon… để tránh bị ngứa hoặc cọ xát vào da.

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh zona thần kinh là virus Varicella Zoster - một loại virus cũng gây ra bệnh thuỷ đậu. Sau khi khỏi bệnh thuỷ đậu thì virus Varicella Zoster vẫn còn lẩn trốn trong các hạch thần kinh và khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây ra bệnh zona thần kinh. Do đó, không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây ra bệnh zona thần kinh là virus thuỷ đậu đang cư trú trong hạch, điều quan trọng ở đây là sử dụng thuốc kiểm soát và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể để ngăn chặn tác nhân này gây bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh zona, bao gồm:

  • Hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân bị zona thần kinh hoặc thuỷ đậu để tránh nhiễm phải virus gây bệnh. Bên cạnh đó, tránh sử dụng chung đồ cá nhân như quần áo, khăn mặt, khăn tắm, dao cạo… với những người nghi ngờ có dấu hiệu bệnh để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin và khoáng chất… để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể tối thiểu là 30 phút/ngày để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Vệ sinh cá nhân, nơi ở và môi trường sống xung quanh sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày, giặt chăn gối định kỳ, lau dọn nhà cửa…

Đặc biệt, bạn nên chủ động tiêm phòng vắc xin zona thần kinh và vắc xin thuỷ đậu để ngăn chặn tác nhân gây ra căn bệnh truyền nhiễm này. Vậy tiêm vắc xin zona thần kinh ở đâu uy tín và an toàn?

Cách vệ sinh vết zona thần kinh và biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả 3
Chủ động tiêm vắc xin là một biện pháp giúp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả

Tiêm vắc xin zona thần kinh ở đâu uy tín và an toàn?

Một trong những biện pháp phòng tránh bệnh zona thần kinh hiệu quả là chủ động tiêm vắc xin zona thần kinh. Vậy nên tiêm vắc xin zona thần kinh ở đâu? Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một địa chỉ tiêm chủng vắc xin đảm bảo đủ 3 yếu tố uy tín - an toàn - hiệu quả. Do đó, Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng khi muốn tiêm vắc xin zona thần kinh và nhiều loại vắc xin khác.

Hiện nay, Tiêm chủng Long Châu đang lưu hành vắc xin Shingrix (Bỉ) có khả năng phòng ngừa bệnh zona thần kinh. Bên cạnh đó, virus Varicella Zoster gây ra bệnh thuỷ đậu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh zona, do đó việc chủ động tiêm chủng vắc xin thuỷ đậu cũng là một biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh thuỷ đậu và bệnh giời leo. Theo đó, tại Tiêm chủng Long Châu cũng đang lưu hành hai loại vắc xin phòng ngừa bệnh thuỷ đậu, bao gồm:

Cách vệ sinh vết zona thần kinh và biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả 4
Bạn có thể chọn tiêm vắc xin zona thần kinh tại Tiêm chủng Long Châu

Tóm lại, zona thần kinh là một bệnh lý truyền nhiễm không gây nguy hiểm và tử vong nhưng lại gây ra nhiều đau đớn cũng như khó chịu cho người bệnh. Hy vọng với những thông tin về cách vệ sinh vết zona thần kinh trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách xử lý vết thương do bệnh để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin