Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách xử lý đau khớp ngón tay không gập được

Ngày 05/04/2022
Kích thước chữ

Cứng, đau khớp ngón tay khiến cho khả năng vận động khớp, cầm nắm vật bị hạn chế. Hiện tượng này xảy ra ở rất nhiều người, đặc biệt là đối tượng trung niên và người cao tuổi. Bài viết này sẽ giúp bạn cách xử lý đau khớp ngón tay không gập được.

Đau nhức, cứng khớp ngón tay là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng thường gặp ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. 

Đau khớp ngón tay không gập được là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi các khớp ngón tay bị cứng, không cầm nắm được thì rất có thể đây chính là dấu hiệu cho thấy một số bệnh lý sau:

Thoái hóa khớp ngón tay

Trong cuộc sống hiện đại, bệnh lý thoái hóa khớp ngón tay ngày càng trẻ hóa. Bệnh hình thành khi phần sụn khớp bị mài mòn/nứt vỡ, bao khớp bị thủng gây nên tình trạng sưng viêm, cứng khớp. Khi hai đầu khớp ma sát trực tiếp với nhau sẽ thúc đẩy xơ hóa, cơ thể lúc này phản ứng lại bằng cách hình thành các gai xương, gây nên những cơn đau nhức triền miên.

Thoái hóa khớp ngón tay khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, các khớp bị cứng, thậm chí có những lúc còn không thể cầm nắm đồ vật, đặc biệt là thời điểm vừa ngủ dậy. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh còn khiến bạn mất cảm giác lẫn khả năng vận động ở các khớp ngón tay.

Cách xử lý đau khớp ngón tay không gập được 1

Thoái hóa khớp ngón tay gây đau nhức, cứng ở các khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến gây đau, cứng các khớp ngón tay. Cơn đau khớp do bệnh lý này sẽ xảy ra ở các khớp trên bàn tay trước khi xuất hiện ở cổ tay, cánh tay và chân. Các khớp bị đau nhức, cứng khớp thường có tính chất đối xứng ở hai bên cơ thể. Đi kèm với tình trạng đau nhức, cứng khớp ngón tay sẽ là biểu hiện sưng đỏ. Cơn đau xuất hiện thành từng đợt và đến đột ngột ngay cả khi người bệnh không tác động đến những khớp này, đi kèm theo đó có thể là sốt nhẹ.

Viêm khớp dạng thấp không những ảnh hưởng đến khả năng vận động các khớp ngón tay mà còn dễ gây biến dạng khớp, khiến cho hai bàn tay run rẩy liên tục, không thể cầm nắm bất cứ vật gì. Song song đó, biến chứng của bệnh còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tim mạch và phổi. Trường hợp xấu nhất có thể gây đột quỵ, tăng nguy cơ tử vong.

Cách xử lý đau khớp ngón tay không gập được 2

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến.

Hội chứng ống cổ tay

Trường hợp bệnh nhân cảm nhận đau nhức, cứng khớp tập trung ở ngón trỏ và ngón giữa thì có khả năng nguyên nhân là từ hội chứng ống cổ tay. Thời điểm ban đầu, bệnh mức độ nhẹ chỉ tê buốt lòng bàn tay hoặc có cảm giác như kim châm nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng thì sẽ xuất hiện tình trạng tê cứng, bỏng rát và nhức nhối. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau khớp ngón tay do hội chứng ống cổ tay không phổ biến như thoái hóa khớp ngón tay hoặc viêm khớp dạng thấp.

Phù mạch bạch huyết

Bạch huyết là chất lỏng trong suốt bao quanh mô có nhiệm vụ giữ cân bằng thể dịch và loại bỏ vi khuẩn, virus và các chất thải ra khỏi mô. Bạch huyết tham gia vào hệ tuần hoàn thông qua các mạch bạch huyết. Nếu nó bị phù, các độc tố sẽ không được thải ra ngoài. Hậu quả là dẫn đến tình trạng sưng phù và đau nhức ở các khớp, da ngày càng căng và dày.

Khi bị phù mạch bạch huyết, bệnh nhân bị đau nhức không chỉ ở vị trí khớp ngón tay mà còn xuất hiện đau ở bàn chân. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra sau khi phẫu thuật hoặc điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.

Hội chứng Raynaud

Tình trạng đau nhức, cứng khớp ngón tay nguyên nhân do hội chứng Raynaud gây ra ít phổ biến so với các nguyên nhân đã kể trên. Bệnh khiến các mạch máu bị hẹp lại và cản trở quá trình tuần hoàn của cơ thể. Đến một mức độ nhất định, máu không thể lưu thông qua vị trí bị hẹp này sẽ gây hoại tử.

Triệu chứng của hội chứng Raynaud khá đặc trưng: Đầu tiên các ngón tay hoặc cả bàn tay bị trắng dần, sau đó có thể chuyển sang màu xanh, sưng và đau nhức, cứng ở các khớp.

Triệu chứng đau khớp ngón tay không gập được

Đau cứng khớp ngón tay không gập được thường xuất hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy, xảy ra nhiều ở nữ giới độ tuổi trung niên và đối tượng người cao tuổi. Triệu chứng bao gồm:

  • Buổi sáng ngủ dậy bệnh nhân thường bị những cơn đau nhức khớp, cứng khớp, sưng khớp ngón tay kéo dài, sau khoảng từ 1 – 2 giờ sẽ đỡ nhưng cũng có trường hợp kéo dài cả ngày gây khó khăn trong việc vận động khớp.
  • Cứng khớp ngón tay thường xuất hiện ở bên tay thuận, cử động, vận động nhiều hơn. 

Ngoài cứng khớp ngón tay, bệnh nhân còn cảm thấy tê bì ở các khớp ngón tay; cử động hay cầm nắm vật đều thấy khó khăn; đau nhức ở khớp ngón tay, nhất là khi trời lạnh hoặc ngâm nước lâu; giai đoạn nặng, khớp ngón tay bị sưng to, cấu trúc xương bị biến dạng.

Cách xử lý đau khớp ngón tay không gập được 3 Bên cạnh triệu chứng cứng khớp ngón tay, người bệnh còn cảm thấy tê bì.

Đau khớp ngón tay không gặp được có nguy hiểm không?

Tình trạng đau cứng khớp ngón tay cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh xảy ra biến chứng nguy hại bao gồm:

  • Giảm dần, có khi mất hẳn chức năng vận động thông thường: Có khoảng 89% người bị cứng khớp ngón tay khó nắm sau 10 năm phát bệnh, nặng hơn còn mất khả năng lao động;
  • Teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế: Đây là những biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở giai đoạn cuối của cứng khớp ngón tay.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Theo các nghiên cứu, có đến 30% người bị cứng khớp nói chung và đau khớp ngón tay nói riêng có biến chứng về bệnh tim mạch (50% số ca bị biến chứng, gây tử vong).

Ngoài ra, theo các nhà khoa học, những người bị cứng khớp thì tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống sẽ thấp hơn người bình thường.

Cải thiện đau nhức, cứng khớp ngón tay hiệu quả, an toàn 

Đau nhức, cứng khớp ngón tay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do tình trạng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp (chiếm khoảng 75%). 

Do đó, để cải thiện chứng bệnh này, ngoài việc giảm những cơn đau nhức, cứng khớp, sưng viêm còn cần áp dụng biện pháp tác động vào bên trong, bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, giúp điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và năng lượng cho tế bào, chống thoái hóa tại mô, sụn khớp, đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người dùng. 

Nhiều người lạm dụng, dùng thường xuyên thuốc Tây y sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, tăng liều và kèm theo đó là những tác dụng phụ rất khó lường, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng khác của cơ thể như gan, thận, tim và dạ dày. Các bài thuốc Nam tuy lành tính nhưng việc đun, sắc mỗi ngày khiến nhiều người cảm thấy phiền phức, đôi khi thường bị “lãng quên” do công việc bận rộn. 

Do đó, cách tốt nhất là bạn phải quan tâm, chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp ngay từ khi còn trẻ, có chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và đồng thời thường xuyên tập thể dục. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa những bệnh lý xương khớp xảy ra, bao gồm cả tình trạng đau khớp ngón tay không gập được.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm