Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây hương nhu có hai loại gồm hương nhu trắng và hương nhu tía. Hương nhu tía có màu tím tía khá giống cây tía tô nên nhiều nhiều người cho rằng hai loài thực vật này là một. Vậy cây hương nhu có phải là cây tía tô không?
Hương nhu là loài dược liệu được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Cây hương nhu có nhiều công dụng. Nhưng trước khi khai thác được tác dụng của dược liệu này, chúng ta cần biết cách phân biệt và nhận diện chính cây hương nhu tía với các loài thực có "ngoại hình" tương tự. Nếu chưa biết cây hương nhu có phải là cây tía tô không, mời bạn đọc bài viết dưới đây!
Cây hương nhu (tên khoa học là Ocimum gratissimum) còn có tên gọi khác là cây é rừng, mậu dược, sơn ông, hương thái,... Ví cây có hương thơm dược dễ chịu, nhất là khi vò nát nên được gọi là hương nhu.
Hương nhu là loài thân thảo, cây trưởng thành có thể cao từ 1 - 2m. Thân cây màu nâu tím, thân trên non có màu xanh nhạt và được bao phủ bởi nhiều lông nhỏ. Lá cây hương nhu mọc đối nhau, cuống dài 1 - 2cm, có lông ở hai mặt và phiến lá có răng cưa. Hương nhu có hoa tím nhạt hoặc trắng, mọc thành cụm dài. Quả được bao bọc bởi các đài hoa.
Nhiều người thắc mắc cây hương nhu có phải là cây tía tô không vì hương nhu có hai loại, gồm hương nhu trắng và hương nhu tía. Hương nhu tía có màu tía hơi giống màu cây tía tô nên dễ gây nhầm lẫn. Hương nhu tía là loài thảo mộc, một loại cây thuốc được dùng phổ biến ở nhiều nước. Lá hương nhu tía rất thơm và đặc trưng, thường dùng làm gia vị, nấu nước gội đầu hay làm bài thuốc chữa bệnh.
Cây tía tô cũng có dược tính, thường được dùng làm rau thơm, rau gia vị nấu ăn, làm bài thuốc chữa bệnh. Tía tô (tên khoa học là Perilla frutescens) cũng là loại cây thân thảo, cao từ 0.5m đến 1m. Thân cây thẳng, thân mềm, có nhiều lông nhỏ. Lá tía tô có màu xanh hoặc tím nhạt, 2 mặt có lông, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa. Hoa tía rô nhỏ, thường có màu tím và màu trắng.
Có thể thấy, đặc điểm cây hương nhu tía và tía tô khá giống nhau nên nhiều người băn khoăn cây hương nhu có phải là cây tía tô không cũng là điều dễ hiểu. Có thể khẳng định hương nhu và tía tô là hai loài thực vật khác nhau.
Chúng ta có thể nhận biết 2 loài thảo dược này qua những đặc điểm như:
Đặc điểm so sánh | Cây hương nhu tía | Cây tía tô |
Kích cỡ của lá | Nhỏ | Lớn |
Màu lá | Tím nhạt | Tím đậm |
Viền lá | Mép răng cưa thưa | Mép răng cưa dày |
Hình dáng lá | Hình bầu dục, thuôn nhọn ở phần đầu Lá thường có màu xanh | Hình bầu dục, tròn ở phần đầu nhưng lớn và tròn hơn lá hương nhu. Lá màu xanh hoặc tím |
Chiều cao | Cao từ 1 - 2m | Cao từ 0,5 - 1m |
Mùi hương | Có mùi hương chanh, rất thơm | Có mùi hăng và hơi nồng |
Cây hương nhu có phải là cây tía tô không? Câu trả lời là không. Hương nhu không những là cây gia vị mà còn là một dược liệu có công dụng chữa bệnh và có nhiều lợi ích với sức khỏe. Có thể kể đến những công dụng của hương nhu như:
Lá hương giàu vitamin A, giúp tăng cường thị lực, phòng ngừa nhiều bệnh lý về mắt như không tiết ra nước mắt, quáng gà, viêm mắt,...
Lá hương nhu có canxi và magie là hai khoáng chất có tác dụng giảm cholesterol xấu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như động mạch vành, tắc nghẽn động mạch, bệnh tim,...
Hương nhu có tác dụng giảm đầy hơi, ợ chua, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Bị đầy bụng khó tiêu uống trà hương nhu cũng cải thiện được đáng kể.
Hương nhu có phải là cây tía tô không, câu trả lời là không vì hương nhu có những công dụng mà tía tô không có. Điển hình như khả năng ổn định đường huyết của dược liệu này. Hương nhu có thể bảo vệ các đảo tuyến tụy - bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất insulin. Nhiều nghiên cứu cho thấy hương nhu giúp giảm đường huyết khá hiệu quả.
Trong thành phần của lá hương nhu có các hợp chất tạo mùi thơm như cineole và limonene tương tự như long não. Hợp chất này có thể xua đuổi muỗi và côn trùng thậm chí diệt ấu trùng của các loại côn trùng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do muỗi và côn trùng gây nên.
Trong thành phần của lá hương nhu có chứa hoạt chất chloroform có khả năng kháng nấm và hỗ trợ điều trị một số loại nấm như: Penicillium chrysogenum, candida albicans và microsporum gypseum. Dùng lá hương nhu giã nát bôi lên vùng da bị nhiễm nấm có thể cải thiện triệu chứng.
Hương nhu có phải là cây tía tô không? Câu trả lời là không, nhưng hai loài thực vật này đều có thể hỗ trợ ổn định tiêu hoá. Trong lá hương nhu có chứa etanol có tác dụng chống lại một số vi khuẩn trong đó có vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy như: Staphylococcus aureus, escherichia coli, shigella và salmonella. Tinh dầu O. gratissimum trong lá hương nhu có thể tác động lên cơ trơn của hồi tràng cũng góp phần kiểm soát chứng tiêu chảy.
Nước lá hương nhu có tác dụng giảm đau bụng kinh, sốt và đau tai. Các thành phần chả lá hương nhu được chứng minh là có đặc tính chống viêm giống như các loại thuốc aspirin và ibuprofen.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thành phần của lá hương nhu có thể giảm các dấu hiệu viêm đối với các bệnh dị ứng đường hô hấp. Dùng lá hương nhu vò nát để ngửi có thể điều trị nghẹt mũi.
Thành phần của lá hương nhu có thể tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, chống hôi miệng, ngăn ngừa sâu răng, điều trị viêm họng.
Lá hương nhu có thể tăng tính thấm thành mạch nên giúp vết thương nhanh lành hơn. Tinh dầu lá hương nhu được dùng để chữa mụn nhọt và thuốc sát trùng tại chỗ.
Tinh dầu trong lá hương nhu có thể thúc đẩy sự phát triển của nang tóc, làm tăng sinh nang tóc nên có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh và nhiều.
Với nam giới, trong lá hương nhu có chứa acid amin arginine có tác dụng tăng cường sức khỏe của tinh trùng. Các hợp chất apigenin fenkhona và eugenol giúp tăng khả năng cương cứng. Với nữ giới, lá hương nhu chứa anetol và bo tham gia vào khả năng tạo hormone nữ giới estrogen.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp về câu hỏi cây hương nhu có phải là cây tía tô không và biết thêm nhiều bài thuốc hay từ hai loại dược liệu tự nhiên này. Hầu hết mọi người đều có thể dùng lá hương nhu để chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nếu sử dụng quá nhiều lá hương nhu có thể gián tiếp bổ sung quá nhiều vitamin A và dẫn đến dị tật thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại thảo dược này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.