Chàm đồng tiền nghe tên thì có vẻ lạ, nhưng thực tế đây là bệnh lý về da rất phổ biến. Bệnh gây ra những nốt sần hình đồng tiền trên da. Cùng tìm hiểu xem chàm đồng tiền là bệnh gì, chàm đồng tiền có để lại sẹo không cũng như các chữa và phòng tránh căn bệnh này.
Bệnh chàm đồng tiền là gì?
Chàm đồng tiền hay bệnh viêm da thể đồng tiền hoặc chàm dạng đĩa, là một bệnh mạn tính gây nên những nốt sần hình đồng xu trên da. Những nốt sần này sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng và nứt nẻ thành các mảng có hình tròn hoặc bầu dục. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh chàm đồng tiền có thể kéo và bị tái đi tái lại đúng vị trí đã bị trước đó.
Bệnh chàm đồng tiền là gì?
Phân biệt nốt chàm đồng tiền
Trước khi trả lời câu hỏi chàm đồng tiền có để lại sẹo không, chúng ta nên tìm hiểu về dấu hiệu bệnh để tránh bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chàm đồng tiền thường gây ra các mảng có dạng hình tròn hoặc bầu dục.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý này chính là một nhóm các nốt hoặc vết sưng nhỏ trên da. Tiếp đến, chúng nhanh chóng kết hợp với nhau để tạo thành các mảng lớn có kích thước từ vài mm đến vài cm. Đối với da sáng màu, các mảng thường có màu hồng hoặc đỏ, còn da tối màu, thì có thể màu nâu sẫm hoặc nhạt màu hơn so với da xung quanh.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý này chính là một nhóm các nốt hoặc vết sưng nhỏ trên da
Ban đầu, các mảng sẽ sưng tấy, phồng rộp và chảy dịch. Bệnh nhân có thể cảm thấy rất ngứa, nhất là vào ban đêm. Theo thời gian, các mảng này sẽ trở nên khô, đóng vảy, nứt và bong tróc. Bệnh lý thường xuất hiện thành từng mảng và da giữa các mảng thường bị khô.
Ngoài ra, các mảng còn có thể bị nhiễm trùng với dấu hiệu như:
-
Tiết ra rất nhiều chất lỏng.
-
Có một lớp vỏ màu vàng phát triển trên các mảng.
-
Da xung quanh các mảng sẽ bị nóng, sưng và mềm hoặc đau.
Chàm đồng tiền có để lại sẹo không?
Chàm đồng tiền là bệnh lý tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến thâm sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Bệnh lý này gây tổn thương thâm nhiễm, dày sừng,… khi có tác động cơ học như ma sát, gãi,..
Các tác nhân khiến bệnh nặng hơn
Như phần trên chúng ta đã biết được câu trả lời cho việc chàm đồng tiền có để lại sẹo không. Vì vậy, chúng ta phải hạn chế việc bệnh nghiêm trọng hơn bằng cách tránh những tác nhân khiến bệnh nặng hơn.
Những yếu tố có thể khiến triệu chứng chàm đồng tiền nặng hơn là:
-
Nhiệt độ thay đổi.
-
Da khô.
-
Chất gây kích ứng từ môi trường như xà phòng, mỹ phẩm, formaldehyde, chất tẩy rửa, nước giặt, kim loại.
-
Tâm trạng căng thẳng.
Các tác nhân khiến bệnh nặng hơn
Môi trường khô và khí hậu lạnh:
-
Da khô.
-
Da bị côn trùng cắn, bỏng hoặc dị ứng.
-
Bị chàm thể khác hoặc mắc viêm da.
-
Da bị nhiễm trùng.
-
Bệnh nhân thiếu máu hoặc bị phù chân.
-
Do thuốc.
Một số loại thuốc liên quan, có thể gây bệnh chàm đồng tiền:
-
Interferon và ribavirin – khi dùng chung nhau để điều trị viêm gan C.
-
Thuốc chẹn yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-alpha) – được dùng để điều trị một số loại viêm khớp.
-
Statin ( thuốc giảm cholesterol) – gây khô da và phát ban.
Cách chữa trị
Bệnh nhân có thể sử dụng một số thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh gây ra như:
-
Kem dưỡng ẩm để hạn chế trình trạng da bị thiếu nước.
-
Corticosteroid tại chỗ: Thuốc mỡ và kem có chứa steroid bôi ngoài da có tác dụng giảm các triệu chứng nghiêm trọng.
-
Thuốc kháng histamin dạng uống để giảm tình trạng ngứa và khó chịu.
-
Liệu pháp tia cực tím điều trị các trường hợp bệnh trầm trọng.
Bệnh nhân cần lưu ý việc sử dụng các loại thuốc bôi và uống đều phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế các tác dụng ngoài ý muốn. Ngoài ra, khi dùng các chế phẩm bôi và uống để điều trị, bệnh nhân cũng nên tránh những điều sau:
-
Tránh mặc trang phục bó sát người và làm kích ứng da.
-
Hạn chế tắm nước nóng nhiều vì sẽ gây khô da.
-
Không sử dụng xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh.
-
Tránh tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa.
-
Hạn chế tình trạng căng thẳng.
-
Tránh gây tổn thương da, gây vết thương hở.
Một số cách phòng ngừa chàm đồng tiền
Ở trẻ em
Chàm đồng tiền ở trẻ em sẽ không gây ra cho trẻ quá nhiều vấn đề đáng quan ngại nhưng bệnh dễ kéo dài và rất dễ tái phát. Vì vậy, để ngăn ngừa chàm đồng tiền cho trẻ, các bậc cha mẹ nên:
-
Vệ sinh da đúng cách mỗi ngày cho trẻ với sản phẩm lành tính, an toàn.
-
Tắm nước vừa ấm, không quá nóng để tránh khô da.
-
Hạn chế dùng các loại thuốc gây dị ứng cho trẻ.
-
Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ để tránh trẻ cào lên vùng da bị chàm đồng tiền.
-
Giữ ẩm da bằng những loại kem phù hợp.
Một số cách phòng tránh chàm đồng tiền ở trẻ
Tránh cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất độc hại,..
-
Thiết kế thực đơn dinh dưỡng khoa học cho trẻ để bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin, Omega -3 và khoáng chất cần thiết.
-
Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh và tránh để da trẻ bị khô khi thời tiết quá nóng.
Ở người lớn
Để ngăn ngừa chàm đồng tiền phát triển mạnh ở người lớn, chúng ta nên:
-
Đối với trường hợp có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm nên chủ động tránh các tác nhân như thực phẩm gây dị ứng, môi trường độc hại,… Đồng thời, cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tránh chất kích thích, cay nóng,..
-
Uống đủ nước mỗi ngày để giúp quá trình loại bỏ độc tố và cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Lượng nước uống cần thiết là từ 2-2,5 lít nước/ngày.
Một số cách phòng tránh chàm đồng tiền ở người lớn
-
Lựa chọn ăn những thức ăn có tính mát, không gây dị ứng.
-
Giữ ẩm cho da bằng các loại kem giữ ẩm.
-
Không tắm nước nóng quá nhiều.
-
Vệ sinh da sạch sẽ thông thoáng.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh lý chàm đồng tiền cũng như trả lời câu hỏi của nhiều người về việc chàm đồng tiền có để lại sẹo không. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp