Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành cần phải có một số kiến thức cơ bản, bởi bạn sẽ cảm thấy bối rối do có nhiều rủi ro. Làm thế nào để giúp người bệnh đi qua những ngày điều trị an toàn, nhẹ nhàng và tránh các nguy cơ tái phát đây?
Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy người chăm sóc và người bệnh cần làm gì để tránh các biến chứng cũng như người bệnh được phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Mạch vành là hệ thống mạch máu giúp nuôi dưỡng trái tim. Nếu bên trong lòng mạch gặp các vấn đề bất thường, lòng mạch có thể sẽ bị hẹp lại và ảnh hưởng đến lượng máu đi nuôi tim, cũng như gây ra các cơn đau ngực, bệnh mạch vành và có thể dẫn đến các bệnh tim mạch nguy hiểm khác như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim… Nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp mạch vành là do xơ vữa động mạch.
Hiện nay thì chưa có phương pháp điều trị triệt để tình trạng bệnh lý này, nhưng cũng có những biện pháp giúp giảm triệu chứng và phòng bệnh tái phát hiệu quả như phẫu thuật đặt stent mạch vành được áp dụng phổ biến.
Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng vài tuần để trở lại cuộc sống bình thường sau khi đặt stent. Người bệnh sẽ được hướng dẫn về các bài tập thể dục, cách dùng thuốc, hẹn lịch tái khám, cách chăm sóc vết thương và các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Một số bệnh nhân thường cảm thấy có sự khác biệt trong thời gian ngắn sau khi làm thủ thuật đặt stent.
Sau khi đặt stent, bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành, người bệnh sẽ kết hợp sử dụng thuốc để giảm các nguy cơ gây biến chứng cũng như các bệnh tim mạch khác. Thuốc sẽ phát huy được công dụng tối đa khi người bệnh có một cuộc sống lành mạnh: Không hút thuốc, rèn luyện thể chất và có chế độ ăn lành mạnh.
Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định dùng sau khi đặt stent như: Thuốc kháng tiểu cầu, thuốc hạ lipid (statin), thuốc huyết áp. Nếu có các thắc mắc nào về thuốc, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ điều trị của mình để có câu trả lời chính xác.
Quá trình sử dụng thuốc có thể khiến cơ thể người bệnh dễ bầm tím hơn, các vết cắt, vết xước trên da lâu lành hơn, chảy máu lâu hơn do thuốc ngăn ngừa tình trạng đông máu hình thành trong ống động mạch, làm cho máu loãng hơn so với lúc trước khi đặt stent.
Sau khi đã làm thủ thuật đặt stent, điều quan trọng là làm gì để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim khác. Có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mà bạn có thể kiểm soát đó là: Huyết áp cao, thừa cân béo phì, lượng cholesterol cao, bệnh tiểu đường, trầm cảm…
Trong năm đầu sau phẫu thuật đặt stent, người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm như siêu âm tim, xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy đau nhói và khó chịu ở ngực, những cảm giác này có thể đến và đi rất nhanh. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 10 phút và cơn đau giống với cơn đau khiến bạn phải nhập viện trước đó thì hãy đến ngay bệnh viện gần nhất.
Vì đặt stent mạch vành là một phương pháp phẫu thuật can thiệp vào cơ thể nên quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành cần có một số lưu ý sau:
Vết thương cần được chăm sóc bằng băng gạc để ngăn chảy máu và thay trong ngày để làm sạch vết mổ, tránh gây nhiễm trùng. Trường hợp vết mổ có vệt máu đen đóng lại xung quanh thì nên rửa vết thương và để thoáng. Tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bôi vào vị trí phẫu thuật nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo liều thuốc được chỉ định để tránh xảy ra các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Sau phẫu thuật, nếu có bất kỳ triệu chứng gây khó chịu nào như đau ngực, khó thở, khó tiêu… thì phải tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ tim mạch vì bất kỳ biến chứng nào ở nhóm bệnh này cũng đều có thể đe dọa tính mạng.
Người bệnh cần vận động sớm sau khi phẫu thuật đặt stent. Tuần đầu sau phẫu thuật chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng, tuần tiếp theo người bệnh có thể vận động thoải mái hơn nhưng không nên thực hiện các hoạt động mạnh như chạy bộ.
Đối với người mổ ở cổ tay thì không mang, vác vật nặng, không chơi môn thể thao dùng nhiều đến tay hay lái xe khi mới mổ. Bệnh nhân mổ ở vùng bẹn thì không vận động mạnh vùng bụng để tránh tình trạng chảy máu, có thể bắt đầu bằng các bước đi ngắn, sau đó tăng dần cường độ và độ dài bước đi.
Việc tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp tăng tốc độ phục hồi, thể chất của người bệnh được tốt hơn, việc kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol, cân nặng cũng dễ dàng hơn, từ đó cơ thể được thư giãn.
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ tích tụ mảng bám ở động mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có chế độ ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim ít hơn. Chế độ ăn lành mạnh giúp cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất để bảo vệ tim như khoáng chất, vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa.
Một chế độ ăn lý tưởng nhất cho người bệnh sau khi đặt stent đó là:
Ngoài ra, nên giảm tối đa lượng muối nạp vào cơ thể vì giảm lượng muối giúp giảm huyết áp và ngăn tình trạng tích nước trong cơ thể.
Việc theo dõi sau phẫu thuật đặt stent sẽ nhằm mục đích tối ưu hóa việc điều trị và sàng lọc các tác dụng phụ, biến chứng cũng như kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và hồ sơ bệnh nhân mà tần suất theo dõi có thể có sự khác nhau. Thông thường, nên đi tái khám mỗi tháng một lần và cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ điều trị tim mạch.
Bên cạnh việc tuân thủ các lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành như khuyến cáo ở trên, thì việc tuân thủ các khuyến nghị, lời khuyên của bác sĩ sau phẫu thuật đặt stent là chìa khóa cho kết quả lâu dài và tốt nhất. Bạn cần tránh các sai sót trong điều trị và chăm sóc sau đặt stent để hạn chế gặp hậu quả không mong muốn. Theo dõi ngay trang web của Nhà thuốc Long Châu để được nhận thông báo các bài viết về sức khỏe tiếp theo nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.