Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thiểu năng vành: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ

Hiện nay, thiểu năng vành là một loại bệnh về tim mạch khá phổ biến. Loại bệnh này thường phát triển mà người mắc không hề biết gì, nặng hơn nữa là có thể gây ra tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Để hiểu rõ về bệnh thiểu năng vành và cũng để điều trị thiểu năng vành một cách hiệu quả, thì trước hết người bệnh cần biết đâu là nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chẩn đoán bệnh như thế nào? Các vấn đề này Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiểu năng vành

Thiểu năng vành là một tên gọi khác của bệnh mạch vành. Bệnh thiểu năng mạch vành xảy ra là do chức năng động mạch vành bị suy giảm, từ đó dẫn đến chức năng vận chuyển máu đến nuôi tim cũng bị suy giảm.

Thiểu năng vành khởi phát từ các tổn thương ở lớp lót bên trong thành mạch máu nuôi dưỡng tim (tức là mạch vành). Tại nơi bị tổn thương, nồng độ cholesterol, mỡ máu, canxi, các chất thải tế bào ở trong máu sẽ tích tụ lại. Điều này dẫn đến hiện tượng phản ứng viêm, tạo ra các mảng xơ vữa bám chắc vào thành mạch.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiểu năng vành không quá phổ biến và không liên quan đến xơ vữa động mạch. Nguyên nhân này có thể là do co thắt mạch vành hoặc bị dị dạng động mạch vành bẩm sinh.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc thiểu năng vành thường liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Người bị đái tháo đường, huyết áp cao;
  • Người có máu mỡ cao;
  • Người hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu;
  • Người béo phì, không chịu khó vận động cơ thể;
  • Người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Người bị căng thẳng, stress kéo dài thường xuyên;
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ…
  • Gia đình có tiền sử người mắc bệnh tim mạch (trước 55 tuổi);
  • Người có tiền sửa bị tiền sản giật trong quá trình mang thai.
Thiểu năng vành: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị 1
Thiểu năng vành là tình trạng động mạch vành bị giảm khiến máu đến tim cũng bị giảm

Triệu chứng của thiểu năng vành

Nếu mạch vành chỉ tắc nghẽn không quá lớn, lượng máu đến tim bị giảm không đáng kể thì người bệnh sẽ không có triệu chứng nào của bệnh thiểu năng vành. Tuy nhiên, khi mảng xơ vữa phát triển lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng thiếu máu cơ tim, lúc này người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau đây:

Đau tức ngực

Đau tức ngực là triệu chứng đặc trưng của bệnh thiểu năng mạch vành. Triệu chứng này xảy ra là do lượng máu đến nuôi tim không đủ, khi đó vùng cơ tim sẽ kích ứng các đầu dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh có cảm giác đau tức ở vùng ngực.

Dưới đây là một số biểu hiện của triệu chứng đau tức ngực như:

  • Đau ở phần giữa ngực lệch trái;
  • Căng tức cộng thêm chứng nóng rát ở vùng ngực;
  • Ngực trái bị co thắt;
  • Cảm giác nặng trĩu ở vùng ngực như bị người khác đè.

Tuy nhiên, không phải cứ bị đau tức ngực là bị thiểu năng vành. Có nhiều trường hợp, đau tức ngực còn liên quan đến một số yếu tố bên ngoài tim khác như:

  • Do tổn thương cơ hoặc xương vùng ngực;
  • Do viêm thần kinh sườn;
  • Do viêm màng phổi hoặc màng tim.
Thiểu năng vành: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị 2
Đau tức ngực là triệu chứng đặc trưng của bệnh thiểu năng vành

Một số triệu chứng của thiểu năng vành khác

Ngoài triệu chứng đau tức ngực thì bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng của thiểu năng mạch vành khác như:

  • Xuất hiện các cơn đau như điện giật ở bả vai hoặc cánh tay;
  • Bị khó thở, thở dốc, nhất là khó thở khi vận động cơ thể hoặc khi gắng sức làm gì đó;
  • Đổ mồ hôi;
  • Bị chóng mặt, choáng váng.

Các triệu chứng đã kể trên sẽ càng ngày càng tăng lên và biểu hiện rõ ràng hơn nếu lượng máu đến tim bị giảm quá nhiều. Nếu mỗi lần hiện tượng này kéo dài hơn 5 phút hoặc bị liên tục trong vòng 15 phút, nên đến bệnh viện ngay để sớm điều trị.

Cách chẩn đoán thiểu năng vành

Muốn chẩn đoán chính xác bệnh thiểu năng vành thì không thể dựa vào các triệu chứng đã kể trên. Người bệnh sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch như sau:

  • Dùng điện tâm đồ: Để theo dõi tín hiệu của điện tim cũng như nhịp tim. Điều này giúp bác sĩ có thể phát hiện ra hiện tượng thiếu máu hay là các rối loạn nhịp tim.
  • Siêu âm tim: Cách này được thực hiện bằng việc dùng sóng siêu âm để hình thành nên hình ảnh bên trong tim, giúp kiểm tra cấu trúc cũng như chức năng tổng thể của trái tim.
  • Kiểm tra độ căng thẳng: Để kiểm tra mắc độ căng thẳng bằng cách theo dõi hoạt động của tim, thông qua việc bệnh nhân đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe cố định. Đối với trường hợp người bệnh không thể vận động, thì có thể dùng thuốc để kiểm tra độ căng thẳng ảnh hưởng đến tim.
  • Chụp mạch vành: Trước khi chụp mạch vành, người bệnh sẽ được tiêm loại thuốc nhuộm cản quang vào động mạch vành, bằng một ống thông luồn từ động mạch ở vùng cánh tay hoặc ở bẹn. Loại thuốc nhuộm này sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy hình ảnh chụp X - quang của động mạch vành. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được vị trí, mức đó tắc hẹp ở mạch vành.
  • Chụp CT tim: Nhằm kiểm tra cặn canxi ở động mạch vành.
Thiểu năng vành: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị 3
Siêu âm tim để kiểm tra cấu trúc và chức năng tổng thể của trái tim

Phương pháp điều trị thiểu năng vành

Điều trị thiểu năng vành bằng cách thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc. Cụ thể như sau:

Thay đổi lối sống

Phương pháp điều trị bệnh thiểu năng vành đầu tiên để giảm các triệu chứng của bệnh đó là thay đổi lối sống một cách khoa học, cụ thể:

  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn ít muối, ít đường, các loại thực phẩm dầu mỡ.
  • Ăn các loại thực phẩm có lợi cho tim như ngũ cốc nguyên cám, rau củ quả tươi, cá tươi, thịt gia cầm bỏ da…
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao thể trạng, giúp giảm cân. Mỗi ngày nên tập thể dục với các bài tập vừa sức ít nhất là 30 phút như đi bộ, tập yoga, đạp xe…
  • Hạn chế uống đồ uống chứa cồn như rượu bia.
  • Từ bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá vì khói thuốc chính là yếu tố làm tổn thương mạch máu, đồng thời khiến xơ vữa phát triển.
  • Thường xuyên trò chuyện với gia đình, bạn bè, người thân, nghe nhạc, các loại phim hài… để tâm trạng trở nên thoải mái, đầu óc thư giãn, tránh được sự lo lắng, căng thẳng cho tim.
Thiểu năng vành: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị 4
Đạp xe là một loại vận động nhẹ để nâng cao thể trạng đối với người bị thiểu năng vành

Điều trị thiểu năng vành bằng cách sử dụng thuốc

Để làm giảm đi các triệu chứng của bệnh, đồng thời kiểm soát các yếu tố khiến bệnh phát triển, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc hạ cholesterol: Nhóm thuốc statin, nhựa hấp thụ axit mật, niacin hoặc fibrat.
  • Thuốc hạ áp: Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.
  • Thuốc giảm đau thắt ngực: Nhóm nitrat (nitroglycerin - loại phổ biến nhất) hoặc nhóm ranolazine.
  • Thuốc chống đông máu: Thuốc aspirin, thuốc clopidogrel, thuốc prasugrel, thuốc ticagrelor.
  • Đối với trường hợp suy vành thì việc làm giảm các triệu chứng nếu có là mục tiêu của điều trị, nhằm ngăn ngừa các biến chứng do bệnh phát triển.
  • Loại thuốc aspirin không được dùng điều trị cho người bị đau tim hoặc đột quỵ. Điều này là do trước đây có một số bệnh nhân dùng thuốc này để làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành, nhưng thuốc aspirin có thể làm cho thành mạch mỏng đi, nguy cơ chảy máu trong tăng lên.

Trong trường hợp việc điều trị thiểu năng mạch vành bằng thuốc mà không có hiệu quả hoặc mạch máu của người bệnh bị tắc hẹp nghiêm trọng, thì sẽ có các phương pháp khác được áp dụng để giúp thông mạch vành. Tuy nhiên, các loại thuốc đã kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần đến bệnh viện uy tín để bác sĩ chuyên khoa khám và được kê đơn thuốc hợp với từng tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh thiểu năng vành. Hy vọng qua bài viết này, người đọc có thêm những hiểu biết về loại bệnh này về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị thiểu mạch vành. Mọi người hãy thường xuyên đến bệnh viện khám để kiểm tra và theo dõi sức khoẻ của bản thân.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin