Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chẩn đoán gãy xương sườn tràn dịch phổi

Ngày 31/10/2022
Kích thước chữ

Bệnh nhân bị gãy xương sườn tràn dịch phổi có nguy hiểm không? Các nguyên nhân, triệu chứng như thế nào để chẩn đoán được chính xác tình hình bệnh nhân đang mắc phải.

Trong tổng số những ca bệnh nhân bị gãy xương thì gãy xương sườn chiếm một tỷ lệ rất cao. Đặc biệt là chấn thương gãy xương sườn tràn dịch phổi có thể dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời, nên việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh là điều cần thiết.

Nguyên nhân gãy xương sườn

Điểm danh những nguyên nhân gây ra gãy xương sườn chiếm tỷ lệ cao. Những chấn thương ở vị trí lồng ngực dễ khiến gãy xương sườn, làm tổn thương cơ quan quan trọng bên trong như tim, phổi, động mạch,... dưới đây:

  • Trong các vụ tai nạn giao thông: Gãy xương sườn không còn lạ gì đối với những vụ va chạm xe mạnh trên đường. Các vụ tổn thương nặng có thể cướp đi tính mạng của bệnh nhân ngay lập tức.
  • Tai nạn các bộ môn thể thao: Ngã từ trên cao xuống, đập vào lồng ngực trực tiếp hoặc gián tiếp qua một vật rắn,... cũng khiến gãy xương sườn tràn dịch phổi khi xương sườn gãy tác động lên bộ phận phổi.
  • Các vụ tai nạn trong lao động, công việc hàng ngày có tính chất nguy hiểm như mang vác đồ nặng, leo trèo,... 

Những nguyên nhân dẫn tới gãy xương sườn.

Những nguyên nhân dẫn tới gãy xương sườn​​​​

Cơ thể người có 12 đôi xương sườn to nhỏ, kích thước dài ngắn khác nhau. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gãy xương sườn phải kể tới.

  • Loãng xương: Đây là hiện tượng xương thiếu dưỡng chất cần thiết như canxi, mật độ khoáng chất suy giảm nên xương sẽ bị giòn, dễ gãy hơn. Đối với những người thiếu hụt canxi phải kể đến phụ nữ mang thai, cho con bú, người lớn tuổi. 
  • Vận động viên thể thao: Là những đối tượng có nguy cơ gặp các chấn thương ở lồng ngực như chơi đấu vật, bóng đá, boxing,...
  • Bệnh lý ung thư xương sườn: Xương yếu nên những lực đủ mạnh tác động lên ngực cũng có thể khiến xương sườn bị gãy.

Triệu chứng khi bị gãy xương sườn tràn dịch phổi

Đối với vùng xương bị gãy sau khi gặp tai nạn đều có những biểu hiện gần giống nhau là đau nhói, buốt. Ngoài ra một khi gây tổn thương đến phổi còn xuất hiện những biểu hiện khó thở, ho, đau tức ngực phần trước và sau lưng,... Tùy vào từng trường hợp nặng nhẹ mà gãy xương sườn tràn dịch phổi có những biểu hiện không giống nhau. 

  • Bệnh nhân có những dấu hiệu suy hô hấp: Hơi thở nhanh, nông, đổ mồ hôi.
  • Trường hợp nặng có thể thấy môi, đầu chi bị tím tái lại.
  • Nhịp tim nhanh, huyết áp xuống thấp đi kèm với những bệnh lý về tim mạch như tiểu ít, cổ trướng, rối loạn nhịp tim.
  • Nếu không may nhiễm trùng: Sốt, hơi thở hôi, lưỡi bẩn, môi khô,...
  • Thiếu máu: Huyết áp hạ, da xanh, mạch đập nhanh, niêm mạc nhợt nhạt dần.

Những triệu chứng gặp phải khi  gãy xương sườn tràn dịch phổi.

Những triệu chứng gặp phải khi gãy xương sườn tràn dịch phổi

Biến chứng gãy xương sườn tràn dịch phổi

Bộ phận xương sườn là tập hợp những rào chắn để bảo vệ cho phổi, tim, mạch máu,... Nên một khi xương sườn bị gãy có thể dẫn tới các bộ phận bên trong cũng bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị dễ dàng gây ra những biến chứng không mong muốn.

Gãy xương sườn tràn dịch phổi, chọc vào phổi,... Đây là tình huống bệnh nhân cần được cấp cứu ngay. Nếu không tình trạng bệnh nhân dễ dẫn tới hôn mê, nhiễm trùng vết thương, tụ máu sẽ khó điều trị. Còn khiến bệnh nhân rơi vào tình huống nguy hiểm tới tính mạng.

Chẩn đoán chính xác gãy xương sườn tràn dịch phổi

Để có kết quả chẩn đoán chính xác thì bao giờ bác sĩ cũng đưa bệnh nhân đi chụp X-quang. Đây là xét nghiệm tốn ít chi phí nhưng đem lại kết quả nhanh chóng về tình hình xương gãy và tổn thương bên trong của bệnh nhân. Ngoài ra bác sĩ có thể thông qua phim chụp thấy được tình trạng tràn dịch phổi nếu có. 

Ngoài ra chụp CT - scan: Sẽ giúp bác sĩ phát hiện các trường hợp khi chụp X-quang không thấy được. Đem đến kết quả chính xác để giúp bác sĩ phán đoán chính xác những tổn thương bên trong ngoài gãy xương như phổi, tim, mạch máu, lá lách,...

Phương pháp điều trị gãy xương sườn tràn dịch phổi

Với những bệnh nhân bị gãy xương sườn tràn dịch phổi sẽ được bác sĩ cho đi kiểm tra và chẩn đoán chính xác những tổn thương. Để đưa ra phương pháp phẫu thuật tốt nhất có thể cần tới đinh để cố định phần xương sườn bị gãy. 

Các bệnh nhân bị tràn dịch phổi đều có một phương pháp phẫu thuật:

  • Cho bệnh nhân thở oxy.
  • Cần đảm bảo tình trạng ổn định huyết động.
  • Chọc tháo dịch để dẫn lưu dịch từ bên trong ra ngoài. Mỗi lần làm không quá 1 lít.
  • Ngoài xử lý những vấn đề liên quan đến tràn dịch phổi ra thì bệnh nhân sẽ được điều trị xương sườn bị gãy.

Điều trị khi bị tràn dịch phổi.

Điều trị khi bị tràn dịch phổi

Điều trị trường hợp gãy xương sườn tràn dịch phổi cần lưu ý tới bệnh nhân mất máu nhiều hay ít, mức độ tổn thương cụ thể. Đây là những thông tin cần thiết để bác sĩ nắm được được lưu ý trong quá trình điều trị. 

Gãy xương sườn tràn dịch phổi bao lâu thì lành?

Với bệnh nhân được cấp cứu và điều trị kịp thời, mức độ tổn thương không quá nghiêm trọng. Thì thời gian để hồi phục sức khỏe cũng cần 8 tuần. Còn đối với những trường hợp bị tổn thương phổi nặng, vết thương nhiễm khuẩn, đều có thể khiến thời gian hồi phục của bệnh nhân bị kéo dài.

Ngoài ra sau khi phẫu thuật cần lưu ý chăm sóc cơ thể sau gãy xương để nhanh hồi phục. Cùng chế độ tập luyện nhẹ nhàng theo lời khuyên của bác sĩ sao cho phù hợp. Không nên có những bài tập quá sức mình dễ dẫn tới phần xương chưa lành hẳn sẽ bị tổn thương nặng nề.

Có thể thấy các thông tin gãy xương sườn tràn dịch phổi ở trên sẽ giúp các bạn nhìn nhận tình trạng chung của bệnh nhân qua các triệu chứng cụ thể. Không ai mong muốn tai nạn sẽ xảy ra với mình. Nhưng một khi không may bị bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tư thế để đưa ra những phương án tốt nhất. Cuối cùng chúng tôi chúc bạn cùng gia đình có một sức khỏe thật tốt.

Xem thêm:

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm