Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Chấn thương gân ngỗng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 30/08/2024
Kích thước chữ

Chấn thương gân ngỗng là một trong những vấn đề phổ biến ở những người thường xuyên hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ và đá bóng. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Gân ngỗng là một cấu trúc quan trọng trong hệ thống cơ xương khớp, có nhiệm vụ hỗ trợ ổn định đầu gối và giúp di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên, chấn thương gân ngỗng lại khá phổ biến và thường xảy ra do vận động quá mức hoặc sai tư thế. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chấn thương gân ngỗng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe và duy trì lối sống năng động một cách hiệu quả.

Nguyên nhân nào dẫn đến chấn thương gân ngỗng

Nguyên nhân chính gây chấn thương này thường xuất phát từ việc cơ hoạt động quá mức và khởi động không đúng cách, thường gặp ở những người:

  • Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, hoặc các hoạt động đòi hỏi sự gập và mở rộng hông như đá bóng và nhảy.
  • Tham gia các môn thể thao yêu cầu thay đổi phương hướng và tốc độ đột ngột như bóng đá, bóng rổ, và chạy nước rút.
  • Tập luyện không đúng cách, chẳng hạn như nâng tạ quá nặng hoặc trở lại tập luyện mạnh sau một thời gian dài ít vận động.
  • Có tư thế vận động không đúng, đặc biệt khi cúi vùng lưng dưới hoặc vùng thắt lưng.
  • Cơ tứ đầu (cơ trước đùi) kém linh hoạt, gây áp lực lên các cơ và gân ở phía sau đùi.
  • Từng bị chấn thương cơ gân ngỗng trước đó mà không được điều trị dứt điểm.
  • Cơ gân ngỗng yếu hoặc mất cân bằng so với cơ đùi trước nhưng không được điều trị đúng cách.
  • Những người trên 40 tuổi có nguy cơ chấn thương lớn hơn.
Chấn thương gân ngỗng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 1
Nguyên nhân chính gây chấn thương gân ngỗng thường xuất phát từ việc cơ hoạt động quá mức như đá bóng

Triệu chứng thường gặp của chấn thương gân ngỗng

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm:

  • Đau với nhiều mức độ khác nhau: Đau buốt, đau nhói, hoặc đau âm ỉ ở trong hoặc gần khớp gối.
  • Đau âm ỉ quanh vùng mông, mặt sau đùi, đầu gối, hoặc cẳng chân, tương tự như triệu chứng của đau thần kinh tọa.
  • Đau lan tỏa lên đùi, mông, xương chậu, hoặc hông.
  • Cảm giác đau nhói khi căng cơ quá mức đột ngột.
  • Sưng vùng đùi sau, đặc biệt là ngay sau khi chấn thương xảy ra.
  • Khó khăn trong việc cử động hoặc uốn cong đầu gối khi đi lại.
  • Yếu cơ ở mặt sau đùi.
  • Cảm giác ngứa ran chạy dọc từ lưng dưới xuống phía sau chân.

Trong vài giờ đầu sau chấn thương, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng sau đó thường giảm dần. Tuy nhiên, các cơn đau, sưng, và cứng khớp có thể trở nên tồi tệ hơn khi tập thể dục hoặc vận động nhiều, đặc biệt là sau khi ngủ hoặc ngồi lâu.

Chấn thương gân ngỗng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 2
Đau âm ỉ quanh vùng mông, mặt sau đùi, đầu gối, hoặc cẳng chân là những triệu chứng thường gặp

Phương pháp điều trị

Khi gân chân ngỗng bị chấn thương, nó có thể làm thay đổi cách hoạt động của các cơ và gân khác, gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, cần điều trị và khắc phục chấn thương sớm để tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ tái phát, và tránh ảnh hưởng đến các cơ và gân khác.

Tất cả bệnh nhân gặp phải chấn thương này nên hạn chế đi bộ hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến, được đánh giá là mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh:

  • Phương pháp R.I.C.E: Nên thực hiện ngay trong 72 giờ đầu tiên.
  • Thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như thuốc chống viêm và thuốc giảm đau để hỗ trợ điều trị.
  • Tác động lực: Dù không nên vận động mạnh, nhưng việc ít vận động cũng có thể gây căng cơ. Người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu và tăng cường khả năng vận động.
  • Liệu pháp sóng xung kích: Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh truyền trực tiếp đến các vùng cơ bị chấn thương.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập trong liệu trình này giúp giảm đau, đồng thời khôi phục sức mạnh, sự linh hoạt, và khả năng vận động của chân.
  • Phẫu thuật: Phần lớn các trường hợp chấn thương gân chân ngỗng không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu chấn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét phương pháp này.

Nếu chấn thương tái diễn nhiều lần, nó có thể trở thành mạn tính. Vì vậy, trong 48 giờ đầu tiên, cần tránh các hành động có thể kích thích gân. Thông thường, người bệnh sẽ mất vài ngày để giảm sưng và có thể hồi phục hoàn toàn trong ít nhất 6 tuần.

Chấn thương gân ngỗng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 3
Nếu chấn thương nghiêm trọng, cần phải được phẫu thuật

Dưới đây là một số bài tập bạn có thể tham khảo:

  • Đi bộ nhẹ nhàng để tác động đến chi dưới và các khớp.
  • Bơi lội.
  • Duỗi chân và kéo giãn cơ gân ngỗng khi ngồi và đứng.

Sau khoảng 4 đến 6 tuần, có thể bổ sung thêm các bài tập khác để tăng cường sức mạnh cho cơ và khớp, đồng thời hạn chế nguy cơ chấn thương tái phát trong tương lai.

Cần phòng ngừa chấn thương gân ngỗng như thế nào?

Để phòng ngừa chấn thương gân ngỗng, bạn cần chú ý đến những điều sau:

  • Khi tập luyện hoặc chơi thể thao, hãy chọn giày dép phù hợp, sử dụng đồ bảo hộ, và đặc biệt khởi động kỹ lưỡng để tránh chấn thương.
  • Không nên đột ngột tăng cường độ tập luyện mà nên tăng dần để cơ thể thích nghi.
  • Tập luyện cơ gân ngỗng và cơ tứ đầu đều đặn để đảm bảo chúng luôn mạnh mẽ và linh hoạt, từ đó giảm áp lực cho các điểm bám gân cơ.
  • Tránh vận động quá sức.
  • Điều chỉnh lối sống khoa học, bao gồm bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, không hút thuốc lá, và kiểm soát cân nặng.
Chấn thương gân ngỗng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 4
Khởi động kỹ lưỡng trước khi hoạt động mạnh để tránh gây ra chấn thương

Chấn thương gân ngỗng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa là chìa khóa để tránh các biến chứng và duy trì sức khỏe tốt. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong tập luyện để ngăn ngừa chấn thương gân ngỗng, giúp bạn duy trì lối sống năng động và khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin