Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay, chất béo trans (chất béo chuyển hóa) xuất hiện ở hầu hết các thực phẩm ăn uống hằng ngày. Đặc biệt những đồ ăn nhanh được yêu thích của giới trẻ càng chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Vậy chất béo trans có nhiều trong thực phẩm nào?
Chất béo chuyển hóa trong thực phẩm nào? Tại sao không nên ăn chất béo chuyển hóa là bởi vì đó là loại chất béo không tốt, là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh như béo phì, tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường. Trong những loại thực phẩm có chất béo chuyển hóa được cảnh báo nguy cơ gây bệnh, nhưng lại được sử dụng rất nhiều. Điều khiến chúng ta lo lắng không biết sử dụng như thế nào là phù hợp. Nếu bạn quan tâm vấn đề này có thể tìm hiểu nhé!
Các nghiên cứu của những nhà khoa học đều chỉ ra rằng, chúng ta nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều chất béo. Chất béo và axit béo lại có ở hầu hết các thực phẩm từ động vật cho đến thực vật. Trong chất béo thì có cả chất béo tốt và chất béo mang lại những nguy cơ tiêu cực tới sức khỏe cũng như các bệnh tim mạch huyết áp, tiểu đường.
Nhìn chung chất béo có vai trò cũng rất quan trọng trong đời sống của con người. Hằng ngày chúng ta đều tiêu thụ chất béo ở thức ăn trong mỗi khẩu phần ăn tương tự như protein hoặc tinh bột. Bởi vì chất béo đều là nguồn cung cấp những năng lượng cần thiết cho cơ thể. Chất béo giúp nhiều bộ phận chức năng trên cơ thể hoạt động.
Có một số vitamin trong dầu thực vật rất cần sự xuất hiện của chất béo, nhờ có chất béo để được hòa tan vào máu. Sau quá trình hòa tan này mới có thể cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho toàn bộ cơ thể. Dù chất béo có chức năng như vậy, nhưng nếu dung nạp quá nhiều chất béo khiến lượng calo của cơ thể trở nên dư thừa dẫn tới tăng cân, béo phì.
Chất béo chuyển hóa trong thực phẩm là loại chất béo không tốt, đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh như béo phì, tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường. Trong những loại thực phẩm có chất béo chuyển hóa được cảnh báo nguy cơ gây bệnh, nhưng lại được sử dụng rất nhiều. Điều khiến chúng ta lo lắng không biết sử dụng như thế nào là phù hợp. Nếu bạn quan tâm vấn đề này có thể tìm hiểu nhé!
Có hai loại chất béo điển hình mà bạn cần phân biệt đó là chất béo tốt (chất béo không bão hòa) và chất béo xấu (chất béo bão hòa/chất béo chuyển hóa/chất béo trans). Trans fat và chất béo bão hoà là ở nhóm chất béo xấu. Cả hai loại chất béo này đều gây nên nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chất béo trans tồn tại trong dạng rắn khi ở nhiệt độ bình thường. Loại chất béo này không nên tiêu thụ dù số lượng nhỏ. Chất béo chuyển hóa trong thực phẩm là loại chất béo không tốt cho cơ thể. Chúng được hình thành trong quá trình chế biến thực phẩm nhằm giúp cho thực phẩm bắt mắt hơn, hấp dẫn hơn và bảo quản lâu hơn.
Chất béo chuyển hóa tương tự như đặc điểm của chất béo bão hòa, có thể khiến gia tăng tỷ trọng LDL cholesterol, hay còn gọi cholesterol xấu trong cơ thể chúng ta. Điều đáng nói hơn nữa, chúng không chỉ làm gia tăng cholesterol xấu mà chúng còn làm giảm tỷ trọng HDL cholesterol còn gọi là cholesterol tốt.
Như vậy có thể nói nếu như chúng ta tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa, cơ thể chúng ta có nguy cơ về vấn đề sức khỏe. Đồng thời nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn gấp 3 lần so với việc tiêu thụ những chất béo bão hòa.
Có hai loại chất béo chuyển hóa được phân chia theo tự nhiên và nhân tạo.
Chất béo chuyển hóa tự nhiên, được hình thành là trong ruột ở một số loài động vật ăn cỏ. Chất béo chuyển hóa được tìm thấy một lượng nhỏ ở thịt động vật ăn cỏ và chế phẩm từ sữa.
Chất béo chuyển hóa nhân tạo được hình thành chủ yếu qua quá trình chế biến thực phẩm. Trong quá trình chế biến, chất béo chuyển hóa được sản sinh ra khi lượng dầu thực vật bị hydro hóa. Quá trình chuyển hóa chất béo nhằm mục đích cải thiện gia tăng hương vị món ăn, tăng thời gian để bảo quản đồ ăn.
Trong nhiều loại thực phẩm người ta có thể tìm thấy chất béo chuyển hóa. Những loại bánh ngọt, cracker, cookies, bánh nướng, bánh gato cùng nhiều những thực phẩm nướng khác. Trong các loại thức ăn nhanh như pizza, gà rán, khoai tây chiên… cũng có chất béo chuyển hóa. Kể cả các loại bánh khoai, bánh chuối chiên, bánh rán, bắp rang bơ, mì ăn liền, bơ thực vật cũng đều có chất béo chuyển hóa.
Hiện nay để nhận biết một loại sản phẩm đồ ăn nào có chứa chất béo chuyển hóa không phải dễ dàng. Kể cả việc có xem thông tin trên nhãn dán của sản phẩm.
Thực tế chỉ có một số ít sản phẩm ghi chất béo chuyển hóa, trans fat 0 gam hay ghi zero trans… Tuy nhiên thực tế thì lại khác, bởi vì nó vẫn chứa một số lượng nhỏ tỷ trọng chất béo chuyển hóa bên trong.
Đơn cử như Mỹ nếu chất béo chuyển hóa nhỏ hơn 0,5 gam thì nhà sản xuất được phép ghi thành 0 gam. Tuy nhiên việc này cũng không rõ ràng về tỷ trọng cụ thể trong từng khẩu phần ăn. Còn ở Việt Nam thì sao? Ở Việt Nam hiện nay cũng chưa công bố những quy định rõ ràng. Chưa ban hành luật về ghi rõ ràng chính xác thông tin giá trị dinh dưỡng sản phẩm trên mọi bao bì.
Điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc nhận biết thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa. Có thể nhận biết thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa dựa trên cơ sở khoa học. Hầu như những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh đều chứa chất béo chuyển hóa. Vì vậy để hạn chế nạp chất béo chuyển hóa thì nên hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến, đóng gói sẵn.
Để loại bỏ chất béo chuyển hóa thì hằng ngày nên tránh xa những loại thực phẩm chiên đi chiên lại, thức ăn nhanh, đồ hộp… Kể cả những món bánh yêu thích như bánh khoai, bánh ngọt, bánh chuối chiên, bánh nướng, gà rán…
Những loại chất béo tốt cho sức khỏe và tim mạch sẽ cho bạn cảm giác no hạn chế ăn vặt. Những chất béo này thường có trong những loại hạt như hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh… đồng thời có trong cá hồi, cá mòi, cá thu…
Cách đơn giản là bạn nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ mà thay vào đó bằng những thực phẩm tươi sống cũng như thay đổi cách chế biến món ăn. Chỉ có chính bạn mới có thể giúp cho mình tránh xa chất béo chuyển hóa trong thực đơn hằng ngày.
Khi đã hiểu rõ về chất béo chuyển hóa trong thực phẩm gây tác hại đến sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng thì chắc chắn bạn sẽ thay đổi về việc nạp chất béo này vào cơ thể. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cách giảm bớt hoặc tránh xa nạp những thức ăn có chất béo chuyển hóa.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.