Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 15/10/2024
Kích thước chữ

Trẻ nhỏ thường xuyên bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi, khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Vậy cần làm gì khi trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​?

Đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những biện pháp chăm sóc phù hợp khi trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​.

Nguyên nhân đổ ghèn mắt và chảy nước mũi ở trẻ

Đổ ghèn mắt và chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có cách điều trị phù hợp. Có thể kể đến những nguyên nhân thường gặp nhất như:

Trẻ bị nhiễm virus

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mắt bé bị đổ ghèn kèm chảy nước mũi. Các loại virus như virus gây cảm lạnh thông thường, virus cúm, virus Adenovirus (gây viêm kết mạc) đều có thể tấn công đường hô hấp trên của trẻ, gây ra các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, mắt đỏ và đổ ghèn.

Trẻ bị nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae cũng có thể gây viêm đường hô hấp trên. Chứng viêm này có thể dẫn đến tình trạng đổ ghèn mắt và chảy nước mũi cùng lúc.

Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​: Nguyên nhân và cách điều trị 1
Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ bị đổ ghèn mắt, chảy nước mũi​ do dị ứng

Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, thức ăn,... Khi tiếp xúc với các chất này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng lại, gây ra các triệu chứng như ngứa mắt, chảy nước mắt, sổ mũi.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, các yếu tố như khói bụi, ô nhiễm môi trường, viêm xoang, khô mắt cũng có thể góp phần gây ra tình trạng đổ ghèn mắt và chảy nước mũi ở trẻ.

Triệu chứng ở trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​

Khi trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi, ngoài hai triệu chứng chính này, bé còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Về mắt: Ngoài việc đổ ghèn, mắt của bé có thể bị đỏ, sưng mí mắt và ngứa. Màu sắc của ghèn cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể là trong, vàng hoặc xanh.
  • Về mũi: Bên cạnh việc chảy nước mũi, bé còn có thể bị nghẹt mũi, hắt hơi liên tục. Chất nhầy chảy ra từ mũi có thể trong, đặc hoặc có màu vàng xanh.
  • Các triệu chứng toàn thân: Ngoài các triệu chứng ở mắt và mũi, bé có thể sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn, đau họng, mệt mỏi và đau đầu. Các triệu chứng này thường xuất hiện kèm theo khi trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​: Nguyên nhân và cách điều trị 2
Ngoài 2 triệu chứng chính, trẻ còn có thể gặp các triệu chứng khác

Đây chỉ là một số triệu chứng thường gặp, không phải tất cả trẻ em đều có đầy đủ các triệu chứng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng có thể xuất hiện ở mức độ khác nhau và kéo dài trong thời gian khác nhau. Nếu bé có các triệu chứng trên, cha mẹ nên theo dõi sát sao và đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Cách chăm sóc trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​

Cha mẹ nên phát hiện trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi càng sớm càng tốt thông qua việc quan sát thấy trẻ hay dụi mắt, dụi mũi. Khi các triệu chứng chảy mũi và đổ ghèn mới phát hiện có thể tình trạng còn nhẹ khiến cha mẹ dễ bỏ qua. Nhưng lúc này bé đã có thể cảm thấy rất khó chịu. Để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh và cảm thấy dễ chịu hơn chịu, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

  • Cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý ấm để làm sạch mắt và mũi cho bé. Bạn chỉ nên lau nhẹ nhàng bằng bông gòn mềm, sạch để loại bỏ ghèn và chất nhầy và lau từ trong ra ngoài để tránh lây lan vi khuẩn.
  • Trẻ nhỏ rất dễ bị lạnh, đặc biệt khi sức đề kháng giảm. Vì vậy, hãy giữ ấm cho bé trong thời tiết lạnh bằng cách mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ, đi tất đầy đủ, tránh để bé ở nơi có gió lùa.
  • Uống đủ nước giúp làm loãng dịch nhầy, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố và làm dịu cổ họng. Với những bé trên 6 tháng tuổi, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm để làm sạch đường hô hấp. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được uống nước, mẹ nên cho bé tăng cường uống sữa để tăng sức đề kháng.
Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​: Nguyên nhân và cách điều trị 3
Chăm sóc trẻ đúng cách để giảm cảm giác khó chịu cho bé

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Các biện pháp trên chỉ mang tính hỗ trợ giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu ở trẻ. Nếu trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi nặng hơn, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng và trẻ cần đi khám:

  • Nếu bé sốt trên 38,5 độ C và kéo dài nhiều ngày, hoặc sốt kèm theo các triệu chứng khác như co giật, li bì, cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
  • Nếu tình trạng mắt đỏ, sưng đau và có mủ vàng ngày càng nặng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Trẻ khó thở, tím tái là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, có thể là do viêm phổi hoặc các bệnh lý đường hô hấp khác.
  • Nếu bé quấy khóc liên tục, không chịu bú hoặc ăn, sụt cân, có thể là do mất nước hoặc nhiễm trùng, bạn cũng nên đưa con đi khám
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau 5 - 7 ngày điều trị tại nhà, thậm chí còn trở nên tệ hơn, cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị.

Phòng ngừa trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​

Một số cách để phòng ngừa tình trạng trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​ mà các bậc cha mẹ nên áp dụng. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ các loại vắc xin phòng bệnh hô hấp, giúp giảm thiểu số lần trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​. Cha mẹ cũng cần chú ý việc tắm gội cho bé thường xuyên, rửa tay cho bé bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bị cảm cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp cũng là việc cần thiết để giúp bé phòng ngừa lây nhiễm bệnh.

Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​: Nguyên nhân và cách điều trị 4
Trẻ cần được đưa đi khám khi cần thiết

Cùng với đó, bạn cũng cần tạo môi trường sống sạch sẽ cho trẻ. Hãy lau chùi nhà cửa hàng ngày, đặc biệt là những nơi bé thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, đồ chơi. Thay ga giường, vỏ gối thường xuyên cũng là việc cần làm để đảm bảo vệ sinh môi trường nghỉ ngơi và vui chơi trẻ trẻ

Trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi​ là tình trạng thường gặp và có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bé, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của con và đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi cần thiết. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh cho bé, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo môi trường sống sạch sẽ cũng rất quan trọng. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin