Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy từ xoang mũi chảy xuống cổ họng, gây ngứa, đau họng và ho khan. Nguyên nhân phổ biến thường do viêm xoang, dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp,... Để điều trị hiệu quả người bệnh nên uống đủ nước, giữ ẩm môi trường xung quanh, tránh các tác nhân gây dị ứng như khói thuốc, lông động vật,... và sử dụng thuốc xịt mũi. Nếu triệu chứng kéo dài không dứt thì nên đến thăm khám với bác sĩ ngay lập tức.
Hội chứng chảy dịch mũi sau là một hiện tượng thường gặp đối với hầu hết mọi người. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và các triệu chứng cũng như phương pháp điều trị cũng khác nhau cho từng trường hợp riêng biệt. Việc nhận biết sớm các biểu hiện và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để kiểm soát, giảm thiểu tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hội chứng chảy dịch mũi sau này.
Hội chứng chảy dịch mũi sau xảy ra khi lượng chất nhầy và dịch tiết từ các xoang mũi chảy xuống thành họng sau. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các chất lạ, các tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm khỏi đường hô hấp hoặc làm ấm màng mũi. Tuy nhiên điều này làm người bệnh có cảm giác vướng, ngứa hoặc đau họng, thậm chí là ho khan.
Dịch mũi chảy xuống họng có thể loãng, nhầy hoặc đặc và có màu sẫm nếu bị nhiễm khuẩn. Khi lượng dịch nhầy tăng lên bất thường, nó có thể tích tụ ở cổ họng gây khó chịu và cảm giác vướng họng. Tình trạng này rất dễ kéo dài và có thể trở thành mãn tính.
Khi bị chảy dịch mũi sau, người bệnh có thể nhận thấy được nhiều dấu hiệu rõ rệt nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời. Ngoài biểu hiện dịch nhầy chảy xuống phía sau cổ họng và cảm giác đau, ngứa họng, người bệnh sẽ có các triệu chứng đi kèm khác như sau:
Chảy dịch mũi sau thường xuất hiện khi có sự tích tụ chất nhầy từ các xoang mũi và dịch tiết từ màng nhầy ở sau mũi chảy xuống họng. Các nguyên nhân gây bệnh có thể do ảnh hưởng của môi trường xung quanh hoặc do thay đổi của bản thân người bệnh như đồ vật bị mắc kẹt trong mũi, hút thuốc lá, có tiền sử mắc hô hấp mạn tính như COPD,... Ngoài ra cũng có thể do các nhóm nguyên nhân chính sau:
Các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng để nắm được tình trạng bệnh cụ thể như hỏi về các triệu chứng, đồng thời kiểm tra mũi và cổ họng của bạn. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện xét nghiệm dị ứng nếu nguyên nhân gây bệnh là do các tác nhân dị ứng hoặc chụp X-quang và xét nghiệm máu nếu có dấu hiệu của sự nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ nếu tình trạng chảy dịch mũi kéo dài hơn 10 ngày dù đã áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát bệnh ở trên hoặc có các triệu chứng như sốt, dịch mũi có mùi hôi, khó chịu và thở khò khè. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau như kê thuốc giảm viêm, kháng sinh histamin,... Tuy nhiên bạn có thể tự giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng chảy dịch mũi sau tại nhà với các phương pháp sau:
Bài viết trên đã đề cập đến nhiều thông tin hữu ích về tình trạng chảy dịch mũi sau. Hy vọng các bạn đã có cho mình những biện pháp nhằm kiểm soát bệnh không ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Đồng thời việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý và giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu bạn gặp phải triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.