Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chế độ ăn Fodmap thấp dành cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Ngày 14/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chế độ ăn Fodmap thấp mang lại lợi ích tuyệt vời cho người gặp phải những tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường. Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo một số thông tin chi tiết về chế độ ăn Fodmap thấp giúp người bệnh hội chứng ruột kích thích cải thiện sức khỏe.

Hội chứng ruột kích thích rất khó nhận biết vì các triệu chứng thường giống với nhiều bệnh đường tiêu hóa khác và bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu bệnh kéo dài, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng,… Để điều trị hội chứng ruột kích thích, bạn có thể tham khảo chế độ ăn Fodmap thấp trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa (GI) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống do đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Sinh lý bệnh rất phức tạp và đa yếu tố, bao gồm quá mẫn cảm nội tạng, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột và các yếu tố tâm lý xã hội, bao gồm cả trục ruột não. 

IBS thường không được chẩn đoán cho đến khi các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như ung thư, viêm đại tràng truyền nhiễm, bệnh viêm ruột hoặc bệnh celiac đã được loại trừ. Bởi vì sinh lý bệnh của IBS là đa yếu tố, các phương pháp điều trị khác nhau thường được sử dụng, bao gồm giảm triệu chứng bằng thuốc, kiểm soát căng thẳng bao gồm phản hồi sinh học và can thiệp dinh dưỡng. Bài viết này tập trung đặc biệt vào việc tuân theo chế độ ăn kiêng FODMAP thấp (oligosacarit lên men, disacarit, monosacarit và polyol), đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân IBS.

Tìm hiểu về Fodmap và chế độ ăn Fodmap thấp

Khái niệm Fodmap

Fodmap là viết tắt của Fermentable Oligosacarit, Disacarit, Monosacarit và Polyol. Đây là những chuỗi crab ngắn cản trở quá trình tiêu hóa. 

Fodmap là viết tắt của Fermentable Oligosacarit, Disacarit, Monosacarit và Polyol Fodmap là viết tắt của Fermentable Oligosacarit, Disacarit, Monosacarit và Polyol

Thay vì được hấp thụ vào máu, những chuỗi crab này sẽ di chuyển đến cuối ruột. Vi khuẩn ở phần cuối của đường ruột ăn những crab này, tạo ra khí hydro và gây khó tiêu ở những người nhạy cảm. 

Thực phẩm Fodmap được phân loại từ cao, trung bình đến thấp. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash ở Melbourne, Úc, những người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh thực phẩm chứa nhiều Fodmap, ăn một số thực phẩm có Fodmap vừa phải và tập trung vào thực phẩm có hàm lượng Fodmap thấp.

Chế độ ăn Fodmap thấp là gì?

Những người mắc hội chứng ruột kích thích đã cho thấy sự cải thiện các triệu chứng khi áp dụng chế độ ăn Fodmap thấp. Chế độ Fodmap thấp thường được chia thành ba bước. 

Bước 1: Loại bỏ Fodmap trong 2 - 4 tuần.

Bước 2: Dần dần sử dụng thực phẩm Fodmap cho những người mắc hội chứng ruột kích thích để theo dõi phản ứng và xác định độ nhạy cảm của ruột với thực phẩm. 

Bước 3: Bệnh nhân có thể ăn uống thoải mái.

Đối tượng nào nên ăn theo chế độ Fodmap thấp?

Bất cứ ai bị IBS hoặc nếu bạn có các triệu chứng về đường ruột kéo dài mặc dù đã thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Bạn nên thử ăn theo chế độ ăn Fodmap thấp. 

Ngoài ra, nếu cơ thể bạn không đáp ứng với việc kiểm soát căng thẳng hoặc giảm bớt các triệu chứng, ngay cả khi bạn đã tránh các thức ăn gây kích ứng như cà phê, rượu và thức ăn cay. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn kiêng Fodmap thấp. 

Chế độ ăn Fodmap thấp có thể giúp cải thiện các triệu chứng IBS, nhưng không phải ai cũng phản ứng tốt với nó. Do đó, bất kỳ ai quan tâm đến chế độ ăn Fodmap thấp nên thảo luận về lợi ích và rủi ro với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh.

Chế độ ăn Fodmap thấp có thể giúp cải thiện các triệu chứng IBS Chế độ ăn Fodmap thấp có thể giúp cải thiện các triệu chứng IBS

Nguyên tắc chọn thực phẩm cho chế độ ăn Fodmap thấp

Thực phẩm nên ăn

Các loại thực phẩm có hàm lượng Fodmap thấp mà bệnh nhân IBS có thể ăn thoải mái trong bữa ăn bao gồm: 

  • Rau sống, rau xanh: Rau diếp, hẹ, dưa chuột, thì là, cà tím, bông cải xanh và rau muống non. 
  • Trái cây có vị chua đậm: Việt quất, mâm xôi, dâu tây, dứa, nho và kiwi. 
  • Thịt tươi ngon, dễ tiêu hóa: Thịt gà, thịt bò, gà tây, thịt bò và thịt cừu. 
  • Cá và động vật giáp xác: Cua, tôm hùm, cá hồi, cá ngừ và tôm. 
  • Chất béo bão hòa: Dầu, quả hạch, quả bơ, đậu phộng và quả óc chó. 
  • Tinh bột và ngũ cốc ít carb: Khoai tây, bánh mì không chứa gluten, hạt diêm mạch, gạo lứt, trứng tráng và bỏng ngô. 
Các loại thực phẩm có hàm lượng Fodmap thấp như rau xanh, trái cây có vị chua, cá,... Các loại thực phẩm có hàm lượng Fodmap thấp như rau xanh, trái cây có vị chua, cá,...

Thực phẩm cần tránh

Các loại thực phẩm có hàm lượng Fodmap cao mà bệnh nhân IBS nên hạn chế bao gồm: 

  • Các loại gia vị và rau củ giàu chất chống oxy hóa: Tỏi, măng tây, hành tây, nấm, đậu đen và hành lá. 
  • Trái cây có hàm lượng chất béo hoặc chất chống oxy hóa: Dâu đen, dưa hấu, mận, đào, chà là và bơ. 
  • Các món chế biến từ thịt và thịt có gia vị cay: Xúc xích, thịt tẩm bột, thịt rán, thịt dùng với nước sốt hành hoặc tỏi. 
  • Các món cá chế biến sẵn: Cá chiên, cá tẩm bột, cá sốt tỏi hoặc hành. 
  • Chất béo không bão hòa có nhiều trong các loại thực phẩm: Hạnh nhân, hạt điều, quả hồ trăn, quả bơ. 
  • Tinh bột và ngũ cốc chứa carbohydrate: Đậu, đậu lăng, lúa mì và bánh mì chứa gluten, lúa mạch đen, bánh nướng xốp, bánh ngọt và mì spaghetti.

Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về chế độ ăn Fodmap thấp và hội chứng ruột kích thích. Nhờ đó, bạn có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của mình và người thân.

Ngọc Hà

Nguồn tham khảo: Dân trí, Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm