Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Thực phẩm dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho bé 19 tháng tuổi

Mỹ Duyên

25/11/2024
Kích thước chữ

Thời điểm 19 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với thức ăn dạng thô, trong đó việc tập ăn cơm là một điều vô cùng quan trọng. Thực đơn cho bé 19 tháng cần được thiết kế đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính, đảm bảo không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất mà còn giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Các mẹ có thể tham khảo những gợi ý từ chuyên gia để biết cách xây dựng thực đơn cân đối, giúp bé ăn ngon và khỏe mạnh hơn.

Ở tháng tuổi thứ 19, bé đã có sự phát triển đáng kể về kỹ năng nhai nhờ số lượng răng sữa gần như hoàn chỉnh. Đây là lúc mẹ cần chú trọng đến việc bổ sung đa dạng thực phẩm vào thực đơn cho bé 19 tháng để kích thích vị giác và cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ. Một thực đơn khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, đồng thời hỗ trợ bé phát triển vượt trội cả về thể chất và trí não.

Giờ ăn của bé sẽ thay đổi như thế nào khi được 19 tháng tuổi?

Ở giai đoạn 19 tháng tuổi, bé đã có sự phát triển đáng kể về khả năng ăn uống. Bé không chỉ bắt đầu sử dụng thìa thành thạo mà còn chuyển từ bình sữa sang cốc miệng rộng. Đây là lúc mẹ cần chia bữa ăn thành 3 bữa chính và khoảng 2 - 3 bữa phụ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cho trẻ. Việc xây dựng thực đơn phù hợp sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn khả năng tự ăn uống. Một vài món ăn phù hợp cho bữa chính và bữa phụ được gọi ý như sau:

  • Đồ ăn nhẹ: Trái cây tươi, bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn với phô mai.
  • Món chính: Ngũ cốc nguyên hạt kèm sữa, sandwich nhỏ hoặc bánh mì pita.
  • Đồ uống: Sữa bò nguyên kem, nước lọc hoặc nước ép trái cây pha loãng theo tỷ lệ 1:10.
Chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho bé 19 tháng tuổi 1
Khi được 19 tháng tuổi, bé đã có sự phát triển đáng kể về khả năng ăn uống

Chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho bé 19 tháng

Khi bé 19 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng nên bao gồm 3 bữa chính, 2 bữa phụ và khoảng 400ml sữa nguyên kem mỗi ngày. Nếu mẹ vẫn đang cho con bú thì bé có thể uống ít sữa hơn. Ngoài ra, việc kiểm tra răng định kỳ mỗi 6 tháng sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng của bé và tạo thói quen tốt cho bé.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn cho bé 19 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi cần được xây dựng đa dạng và cân bằng để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Từ bữa ăn chính đến các bữa phụ, cha mẹ nên cung cấp đầy đủ các nhóm chất như carbohydrate, protein, chất béo, sắt và chất xơ. Các mẹ cũng nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp nếu cần thiết. Các nhóm dưỡng chất nên có trong thực đơn cho bé 19 tháng tuổi, bao gồm:

  • Carbohydrate: Cha mẹ nên bổ sung lượng carbohydrate qua cơm, cháo, bánh mì hoặc các loại ngũ cốc để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất như chạy nhảy, chơi đùa.
  • Protein: Sự phát triển cơ bắp và tăng trưởng toàn diện của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào lượng protein được hấp thụ. Các loại thực phẩm như thịt gà, cá, trứng là lựa chọn lý tưởng mà các mẹ có thể cân nhắc.
  • Chất béo: Các bé có thể được bổ sung chất béo qua sữa nguyên kem, các chế phẩm từ sữa hoặc một ít dầu ăn trộn chung với cháo hay súp để duy trì năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thụ vitamin.
  • Sắt: Với khả năng ngăn ngừa thiếu máu, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trí não và thể chất ở trẻ, phụ huynh nên bổ sung sắt qua nhiều loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng và rau có màu xanh đậm.
  • Vitamin tổng hợp: Các viên uống vitamin tổng hợp được khuyến khích cho trẻ biếng ăn hoặc có bệnh lý mạn tính để đảm bảo bé 19 tháng tuổi vẫn hấp thụ dinh dưỡng và khoáng chất đầy đủ.
  • Natri: Lượng vừa đủ natri có trong muối ăn giúp duy trì sự cân bằng chuyển hóa trong cơ thể bé mà không gây hại cho thận và tim (suy thận, đau tim).
  • Chất xơ: Đây là thành phần dưỡng chất giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho bé 19 tháng tuổi 2
Chế độ dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn cho bé 19 tháng tuổi

Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo

Thực đơn tham khảo dưới đây có thể cung cấp các gợi ý cho nhiều gia đình có trẻ nhỏ 19 tháng tuổi. Các món ăn trong bữa sáng, trưa, tối và bữa phụ giúp hỗ trợ phát triển vị giác và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé:

Bữa sáng:

  • Cháo đậu xanh;
  • Yến mạch sữa ăn kèm quả mọng;
  • Trứng nướng kết hợp bông cải xanh và phô mai;
  • Bánh pancake.

Bữa trưa:

  • Canh cải tôm;
  • Thịt bò xào;
  • Thịt kho tàu;
  • Rau củ xáo như su su, cà rốt, súp lơ,...

Bữa tối:

Đồ ăn nhẹ:

  • Bánh khoai lang;
  • Sữa hạt;
  • Nước ép sinh tố;
  • Bánh ngũ cốc.
Chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho bé 19 tháng tuổi 3
Thực đơn tham khảo cho bé 19 tháng tuổi

Bên cạnh việc đa dạng hóa khẩu phần ăn chính, các mẹ cũng nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Các món tráng miệng từ trái cây như sữa chua với chuối hoặc thạch trái cây không chỉ cung cấp vitamin mà còn giúp bé cảm thấy thích thú hơn khi dùng bữa. Đồng thời, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường hoặc chất béo bão hòa như bánh ngọt để bảo vệ sức khỏe và răng miệng của bé.

Tại sao các bé 19 tháng tuổi đột nhiên biếng ăn?

Khi bé 19 tháng tuổi và đang trong quá trình phát triển các kỹ năng ngôn ngữ đồng thời khả năng bày tỏ sở thích ăn uống hoặc từ chối món ăn. Đây là giai đoạn trẻ hình thành sự tự lập và nhận biết về thế giới xung quanh nên rất dễ sợ thử các món ăn mới mà trong tiềm thức các bé cảm thấy món ăn này “khá nguy hiểm”. Cha mẹ nên duy trì giờ ăn thoải mái, sáng tạo món ăn hấp dẫn và có thể khuyến khích trẻ tham gia chế biến chính các món ăn hàng ngày. Điều này giúp tạo môi trường ăn uống vui vẻ, không áp lực, đồng thời giúp trẻ khám phá nhiều loại thực phẩm đa dạng và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh.

Chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho bé 19 tháng tuổi 5
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 19 tháng tuổi đột nhiên biếng ăn

Hy vong qua bài viết trên các vị phụ huynh có thể tự tin xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi của mình. Đồng thời, các mẹ cũng biết được lý do mà trẻ nhỏ từ chối một vài món ăn mới và biết cách hình thành cho trẻ thói quen ăn uống khoa học. Ngoài ra nên định kỳ đưa trẻ thăm khám răng miệng tránh và chữa trị kịp thời nếu xuất hiện vấn đề.

Xem thêm

Gợi ý thực đơn cho bé 15 tháng đủ chất, giàu dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 18 tháng tuổi đầy đủ chất nhất

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin