Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều chỉ số được sử dụng làm căn cứ để đánh giá chức năng gan. Một trong số đó là chỉ số GGT. Vậy chỉ số này phản ánh điều gì? GGT tăng có nguy hiểm không? Cần làm gì khi GGT tăng?
Giống như chỉ số huyết áp, chỉ số BMI, chỉ số GGT cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe, cụ thể là để đánh giá chức năng gan của con người. Thông qua việc tăng hay giảm chỉ số GGT, các bác sĩ có thể đánh giá mức độ tổn thương gan. Muốn biết chỉ số GGT có vai trò gì? GGT tăng phản ánh điều gì? Cần làm gì khi GGT tăng? Đừng bỏ qua những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp dưới đây bạn nhé!
Chỉ số GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một chỉ số quan trọng, phản ánh sức khỏe của gan (bên cạnh 2 chỉ số khác là ATS và ALT). Đây đều là các loại men gan quan trọng. Xét nghiệm GGT là gì? Đây là một loại xét nghiệm chức năng gan phổ biến và quan trọng.
Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng như: Vàng da, chán ăn, mẩn ngứa, buồn nôn... hoặc nghiện rượu bia, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số men GGT giúp chẩn đoán tình trạng gan bị ứ mật, viêm gan do rượu bia, viêm gan mạn, viêm gan virus, ung thư gan…
Ở một người khỏe mạnh bình thường, chỉ số GGT sẽ ở mức dưới 60 UI/L. Với nữ giới, chỉ số này khoảng 11 – 50 UI/L, còn với nam giới, chỉ số GGT bình thường trong khoảng 7- 32 UI/L. GGT tăng tức là chỉ số GGT khi xét nghiệm vượt ngưỡng bình thường trên đây.
Có 3 mức độ đánh giá sự gia tăng chỉ số GGT từ nhẹ đến nặng. Nếu chỉ số này tăng cao 1 - 2 lần, tức là GGT tăng nhẹ. Chỉ số này tăng 2 - 5 lần, tức là GGT tăng trung bình. Nếu chỉ số này tăng 5 lần, tức là GGT tăng mức độ nặng. Dù chỉ số GGT khi tăng phản ánh tình trạng gan bị tổn thương nhưng nó lại không thể giúp xác định chính xác nguyên nhân do các bệnh lý về gan hay không phải do các bệnh lý về gan. Vì vậy, xét nghiệm GGT cũng không được bác sĩ chỉ định thường xuyên.
Nhiều người thắc mắc nguyên nhân nào khiến chỉ số GGT cao? Có một số nguyên nhân chính được xác định như:
Không phải lúc nào chỉ số GGT cao cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó. Vì vậy, khi xét nghiệm cho kết quả GGT cao, nguyên nhân cụ thể cần được tìm ra chính xác để từ đó bác sĩ có thể chỉ định hướng điều trị phù hợp.
GGT tăng không phải lúc nào cũng đáng lo lắng, nhất là khi chỉ số này mới tăng nhẹ. Tuy nhiên, ngay khi phát hiện GGT cao hơn bình thường, bạn cần áp dụng ngay các biện pháp kiểm soát chỉ số này như:
Khi xét nghiệm GGT thấy chỉ số này tăng cao, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác để xác định nguyên nhân một cách chính xác. Đầu tiên, bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm viêm gan B, viêm gan A và viêm gan C. Riêng với bệnh viêm gan B, nếu xét nghiệm HBsAg có dương tính, người bệnh được chỉ định làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg... hoặc xét nghiệm định lượng ADN của virus.
Nếu GGT cao do viêm đường mật tắc nghẽn, bệnh nhân sẽ được bù dịch, điều chỉnh rối loạn đông máu, điều trị bằng kháng sinh phổ rộng, kháng sinh mạnh. Bệnh nhân bị viêm nặng và có choáng sẽ cần cân bằng nước và điện giải, cần cung cấp đủ oxy.
GGT cao do rượu, cách khắc phục duy nhất là kiêng và cai bia rượu cũng như bất cứ loại đồ uống có cồn nào khác. Ngoài ra, các trường hợp mắc bệnh lý về gan, bệnh lý về đường mật, bệnh lý về phổi, bệnh lý tim mạch… khác gây GGT cao cũng cần có hướng điều trị phù hợp và triệt để.
GGT tăng cũng có thể điều chỉnh phần nào nhờ chế độ ăn uống. Trên cơ thể con người, gan là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống. Gan chịu trách nhiệm đào thải độc tố mà chúng ta nạp vào cơ thể qua đường ăn uống. Một chế độ ăn uống kém lành mạnh với chất bảo quản, chất hóa học, nồng độ cồn cao, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ… sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.
Những thực phẩm không tốt cho gan chúng ta cần hạn chế hết sức có thể thậm chí nên tránh hoàn toàn. Ăn nhiều rau củ và trái cây, giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hạn chế tiêu thụ đường và muối là những thói quen ăn uống tốt, có lợi cho gan nói riêng và cho sức khỏe tổng thể nói chung.
Bên cạnh chế độ ăn uống, lối sống khoa học cũng giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát chỉ số GGT. Những ai có chỉ số này cao hơn bình thường nên dành khoảng 150 phút cho việc thể dục, thể thao mỗi tuần. Hãy cố gắng kiểm soát cân nặng để phòng ngừa hoặc khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì.
Tập thể dục thường xuyên giúp điều chỉnh chỉ số GGT bởi có thể giảm lượng mỡ tích tụ trong gan, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện chức năng của các loại enzyme trong gan giúp gan thực hiện hiệu quả chức năng thải độc của mình.
Ngoài ra, tập luyện còn giảm triệu chứng viêm ở bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính. Khi tập thể dục vừa đủ, chúng ta sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp gan phục hồi và quá trình thải độc của gan diễn ra hiệu quả hơn. Tập luyện đều đặt giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể ở người có GGT tăng do bệnh lý.
Một số bệnh nhân vì quá lo lắng khi chỉ số GGT tăng nên tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc dù là Đông y hay Tây y nếu dùng tùy tiện sẽ mang đến những hậu quả khôn lường, làm suy giảm sức khỏe của gan. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy chỉ số GGT cao hơn bình thường, bạn hãy thực hiện các xét nghiệm cần thiết, điều chỉnh lối sống, thực hiện các biện pháp khắc phục theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là đủ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.