Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số NH3 tăng cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Ngày 11/09/2024
Kích thước chữ

Chỉ số NH3 tăng cao là tình trạng Amoniac tích tụ lại trong máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, nồng độ amoniac này có thể xâm nhập vào não gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chỉ số NH3 tăng cao trong bài viết dưới đây.

Trong cơ thể người, Amoniac (NH3) được tạo ra trong quá trình chuyển hóa protein. Đây chính là chất thải thường được vận chuyển đến gan. Tại đây, Amoniac sẽ được chuyển hóa thành hợp chất không tan trong nước là Urê và Glutamine. Sau đó, Urê sẽ được đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, quá trình này có thể gặp vấn đề khiến cơ thể không thể tạo ra hoặc loại bỏ Urê dẫn đến chỉ số NH3 tăng cao. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, do đó việc nhận biết triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách xử trí khi chỉ số NH3 tăng cao là rất cần thiết.

Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số NH3

Xét nghiệm NH3 (xét nghiệm Amoniac) là một xét nghiệm máu đơn giản thường được chỉ định để đo lượng Amoniac trong máu của người bệnh. Nồng độ Amoniac này được tạo ra bởi vi khuẩn trong ruột và trong tế bào khi cơ thể phân hủy Protein.

Chỉ số NH3 tăng cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 1
Xét nghiệm NH3 rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý ở gan

Giá trị bình thường của chỉ số NH3 sẽ khác nhau theo từng độ tuổi, cụ thể:

  • Người lớn: Từ 15 đến 45g/dL hoặc 11 đến 32 mol/L.
  • Trẻ em: Từ 40 đến 80g/dL hoặc 28 đến 57 mol/L.
  • Trẻ sơ sinh: Từ 90 đến 150g/dL hoặc 64 đến 1072 mol/L.

Theo đó, nếu chỉ số NH3 tăng cao khi vượt ngưỡng giá trị trên. Chỉ số này cho thấy quá trình chuyển hóa Amoniac và loại bỏ Amoniac trong cơ thể không có hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm này không có ý nghĩa trong việc tìm ra nguyên nhân.

Xét nghiệm NH3 máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán một số bệnh lý như bệnh não cửa chủ, hội chứng Reye ở trẻ em,... Ngoài ra, xét nghiệm NH3 cũng giúp xác định tình trạng rối loạn chức năng gan, đồng thời giúp bác sĩ theo dõi tiến triển trong phác đồ điều trị cũng như khả năng hồi phục của người bệnh. Do đó, xét nghiệm này thường được bác sĩ chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau đây:

  • Đánh giá chức năng hoạt động của gan.
  • Chẩn đoán hội chứng Reye ở trẻ em.
  • Tiên lượng suy gan cấp tính và tổn thương não.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị ở người bệnh gan như xơ gan.
  • Kiểm tra định lượng Amoniac khi truyền dinh dưỡng cho người bệnh.
  • Chẩn đoán suy gan, xơ gan, hôn mê gan, hoại tử tế bào gan.
  • Kiểm tra nồng độ Amoniac ở trẻ ngủ lịm và nôn không rõ nguyên nhân.
  • Đánh giá chức năng hoạt động của gan.
Chỉ số NH3 tăng cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 2
Chỉ số NH3 giúp đánh giá chức năng hoạt động của gan

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm chỉ số NH3 cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc, thực phẩm chức năng. Trong đó, chỉ số NH3 tăng cao có thể do thuốc lợi tiểu, Heparin,... Ngoài ra, nếu người bệnh hút thuốc lá, tập thể dục cường độ cao, ăn quá nhiều hoặc quá ít đạm,... cũng có thể là yếu tố làm sai lệch kết quả xét nghiệm này.

Triệu chứng và nguyên nhân khiến chỉ số NH3 tăng cao

Chỉ số NH3 tăng khởi phát sớm trong thời kỳ sơ sinh với các triệu chứng như thờ ơ, cáu kỉnh, nôn mửa, ăn kém,... Những triệu chứng này tương ứng với chỉ số NH3 cao gấp 2 đến 3 lần bình thường. Tiếp theo, trẻ có thể bị co giật, hôn mê. Trường hợp chỉ số NH3 tăng khởi phát muộn thường do rối loạn chu kỳ Urê.

Chỉ số NH3 tăng cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 3
Trẻ cáu gắt có thể là một trong những triệu chứng khi chỉ số NH3 tăng cao

Một số nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số NH3 tăng cao gồm:

  • Rối loạn chu trình Urê: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ảnh hưởng lớn đến việc loại bỏ chất thải được tạo ra từ việc phân hủy protein.
  • Hội chứng Reye: Một bệnh lý hiếm gặp nhưng có thể làm tăng chỉ số Amoniac máu và ảnh hưởng đến gan, não.
  • Bệnh lý tan máu ở trẻ sơ sinh.
  • Các bệnh lý về gan như suy gan, xơ gan, não gan,...
  • Các bệnh lý tim mạch như suy tim, viêm ngoài màng tim.
  • Sau mổ nối thông đại tràng sigma và niệu quản, cấy ghép suy tủy xương.
  • Ứ đọng nước tiểu do tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phương pháp điều trị chỉ số NH3 tăng cao

Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất nhằm mục đích điều chỉnh lượng Amoniac máu và kiểm soát nguy cơ biến chứng. Liều lượng thuốc và phương pháp điều trị cụ thể có thể thay đổi theo từng trường hợp. Nguyên tắc chung trong điều trị chỉ số NH3 tăng cao gồm:

  • Ngừng cấp protein, giảm dị hóa.
  • Thải Amoniac bằng thuốc hoặc lọc máu.
  • Bổ sung sản phẩm trung gian của chu trình Urê như Arginine hoặc Citrulline.
  • Tăng cường thải Amoniac qua nước tiểu bằng cách cung cấp dịch toàn thân, có thể cân nhắc sử dụng lợi tiểu mạnh.

Để điều trị chỉ số NH3 tăng cao, cần thiết lập đường truyền tĩnh mạch đầu tiên với Glucose liều 10mg/kg/phút hoặc dung dịch 10% với liều 12 ml/kg/giờ. Đồng thời, kết hợp bổ sung các chất điện giải phù hợp và các thuốc điều trị khác tùy từng tình trạng cụ thể trong vòng 2 giờ, sau đó kiểm tra lại nồng độ Amoniac máu. Trường hợp chỉ số NH3 trên 500 µmol/l, cần giải độc ngoài cơ thể ngay. Bên cạnh đó, truyền duy trì trên 24 giờ các loại thuốc như Arginine hydrochloride, Na-benzoate, Na-phenylacetate, Carnitine, Glucose, Intralipid,...

Tóm lại, chỉ số NH3 tăng cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này. Đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng nồng độ NH3 tăng cao.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Xơ ganSuy gan