Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm gan không còn là bệnh lý quá xa lạ, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng và khả năng cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần dựa trên nhiều loại xét nghiệm khác nhau để đánh giá tình trạng và mức độ tổn thương của gan, trong đó bao gồm chỉ số APRI. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩ của chỉ số APRI đối với bệnh lý viêm gan nhé!
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm gan có thể diễn tiến thành các biến chứng nguy hiểm hơn như xơ gan, suy gan, hay nặng hơn là ung thư gan và thậm chí là tử vong. Để điều trị và theo dõi tình trạng viêm gan, không thể không nhắc đến chỉ số APRI. Để hiểu rõ về chỉ số này cũng như ý nghĩa của chỉ số APRI, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Long Châu.
APRI là chữ viết tắt của cụm từ Aspartate Aminotransferase to Platelet Ratio Index, ban đầu được nghiên cứu ra với mục đích đánh giá mức độ tổn thương của gan ở những người mắc bệnh viêm gan và dự đoán các biến chứng liên quan đến những bệnh lý mạn tính trên gan như xơ gan hay ung thư gan. Sau nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh được độ khả thi cũng như mức độ chính xác của chỉ số này trong việc đánh giá độ tổn thương của gan ở những bệnh nhân mắc các bệnh gan mãn tính khác nhau.
Chỉ số APRI là gì? Là tỷ lệ giữa giá trị AST trên tổng số lượng tiểu cầu và nhân với hệ số chuyển đổi, trong đó hệ số chuyển đổi thường dùng là 100. Hiện nay, chỉ số này được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ tổn thương gan và dự đoán các biến chứng liên quan đến bệnh gan mãn tính.
Công thức tính chỉ số APRI: Chỉ số APRI = (AST/AST ULN) x 100 / Số lượng tiểu cầu.
Trong đó:
Giá trị AST trung bình ở người bình thường dao động trong khoảng từ 20 - 40 U/L và số lượng tiểu cầu là khoảng 150.000/microlit. Nếu kết quả của chỉ số APRI nằm dưới mức 1.0 thường cho thấy tổn thương gan nhẹ hoặc ít có khả năng bị xơ gan.
Giá trị APRI > 1.0 chứng tỏ có sự tổn thương trên gan, tuy nhiên độ nhạy giá trị này lớn hơn 65% và độ đặc hiệu nhỏ hơn 75% trong chẩn đoán xơ gan. Khi giá trị APRI > 1.5, độ đặc hiệu có thể lên đến 92% trong việc phát hiện xơ gan, nhưng độ nhạy sẽ giảm, đặc biệt là đối với các trường hợp xơ gan mức độ trung bình đến nặng (F2 - F4), khiến khoảng 2/3 trường hợp xơ gan có thể bị bỏ sót. Khi giá trị APRI > 1.5 sẽ có độ đặc hiệu lên đến 92% nhưng có thể để sót khoảng 2/3 số ca mắc xơ gan từ trung bình và nặng (từ F2 - F4). Giá trị chỉ số APRI lớn hơn 2.0 có thể chẩn đoán xơ gan nặng (F4) với độ đặc hiệu lên đến 89% và độ nhạy lên đến 35%. Tuy nhiên theo kết quả thống kê, giá trị này vẫn có thể bỏ sót khoảng 2/3 số trường hợp mắc xơ gan.
Mặc dù APRI là một chỉ số hữu ích, đơn giản và tiết kiệm thời gian trong việc đánh giá mức độ tổn thương gan trong các bệnh gan mạn tính. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:
APRI được xem là một công cụ hữu ích, tiện lợi trong việc đánh giá mức độ tổn thương ở gan trên những bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính, đặc biệt là viêm gan B, C. Cụ thể một số ứng dụng của chỉ số APRI:
Bên cạnh chỉ số APRI, một số xét nghiệm thường được chỉ định để đánh giá chức năng gan và chẩn đoán xơ gan, bao gồm:
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan nhằm mục đích:
Tùy vào tình trạng của gan mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm đánh giá chức năng gan khác như Alanin transaminase (ALT), Aspartate transaminase (AST), Albumin và Protein toàn phần, Bilirubin, L–Lactate dehydrogenase (LD), L–Lactate dehydrogenase (LD)...
Ý nghĩa của chỉ số APRI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương của gan và dự đoán các biến chứng trong các bệnh gan mạn tính. Bên cạnh các tiện ích mà chỉ số APRI mang lại thì giá trị này cũng tồn tại nhiều hạn chế và cần có sự kết hợp nhiều chỉ số khác nhau trong đánh giá tổn thương trên gan để đánh giá một cách toàn diện và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.