Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chó bị dại sống được bao lâu? Chó dại cắn người sau bao lâu thì chết?

Ngày 28/10/2022
Kích thước chữ

Khi chó bị dại sẽ rất khó để duy trì sự sống lâu dài. Vậy chó bị dại sống được bao lâu? Những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

Vi rút bệnh dại là một loại vi rút có độc tính cực mạnh và khả năng truyền nhiễm với tốc độ tiến triển rất nhanh. Vậy chó bị bệnh dại sống được bao lâu, loại vi rút này sẽ sống bao lâu trong cơ thể đến khi phát bệnh? Bài viết sẽ phân tích chi tiết các thông tin dữ liệu khoa học để có lời giải đáp chính xác. 

Bệnh dại là bệnh gì? 

Bệnh dại được coi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Bởi căn bệnh này xuất hiện, lây lan cả ở người và động vật, khiến cá thể nhiễm bệnh có nguy cơ tử vong cao trong cơn đau đớn và hoảng loạn. Bệnh này do một loại vi rút có tên là Zoonotic gây ra, dẫn đến tình trạng viêm trong não và không tiếp tục duy trì được sự sống lâu dài. 

Bệnh dại xuất hiện phổ biến nhất ở chó, nhất là với những cá thể chưa được tiêm phòng ngừa. Thông qua vết cắn hoặc vết liếm của động vật mắc dại, bệnh có thể lây lan sang động vật khác và con người, làm xuất hiện bệnh dại ở người.

Thậm chí bệnh có thể lây truyền nếu con người tiếp xúc mắt, miệng hoặc mũi với động vật bị dại. Cơ chế hoạt động của bệnh này là vi rút tác động vào hệ thần kinh, gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não, làm cho cá thể nhiễm bệnh trở nên hoảng loạn, điên dại và đứng trước nguy cơ tử vong cao. 

chó bị dại sống được bao lâu 1 Khi bị chó dại cắn, con người có nguy cơ lây bệnh rất cao 

Chó bị dại sống được bao lâu?

Từ nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, vi rút bệnh dại có thể tồn tại trong cơ thể cá thể nhiễm bệnh từ 2 - 8 tuần trước khi có biểu hiện khởi phát đầu tiên. Tuy nhiên, trong trường hợp vi rút bệnh dại được truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại chỉ còn 10 ngày. Vậy chó bị dại sống được bao lâu? 

Đối với bệnh dại ở chó, khi phát bệnh thường có 2 trường hợp xảy ra, đó là thể dại điên cuồng và thể dại “đơ” (hay còn gọi là thể dại bại liệt). Thậm chí, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, cắn xé mọi thứ rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt. Ở thể dại điên cuồng, chó sẽ chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, còn khi gặp thể dại “đơ”, bệnh tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường vật nuôi sẽ chết chỉ từ 2 - 3 ngày sau đó. 

Trước khi phát tác bệnh và chết, chó bị dại sẽ trải qua thời kỳ ủ bệnh, có thể 7 - 10 ngày hoặc hơn, tùy thuộc vào độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Những triệu chứng này thường khó phát hiện hoặc rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Điều này khiến việc chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi của bạn trong giai đoạn này trở nên khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y có kinh nghiệm. Trong trường hợp không may bị chó dại cắn, bạn cũng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có phác đồ điều trị kịp thời. 

Chó dại cắn người sau bao lâu thì chết?

Khi một chó dại cắn người, nguy cơ tử vong cho con chó là khá cao, thường trong vòng 3 - 5 ngày sau khi biểu hiện triệu chứng bệnh. Ngay khi bị chó dại cắn, nạn nhân cần tiếp cận trung tâm y tế ngay lập tức để tiêm phòng, sử dụng vắc xin phòng dại để ngăn ngừa bệnh phát triển. 

Không có phương pháp điều trị hiệu quả cho chó đã nhiễm bệnh; tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin là cách duy nhất để bảo vệ cả người và động vật khỏi hậu quả chết người của bệnh dại.

chó bị dại sống được bao lâu 2 Chó bị dại sống được bao lâu là câu hỏi nhiều người thắc mắc 

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh dại ở chó 

Sau khi khởi phát bệnh dại, chó thường không kéo dài sự sống được lâu. Trong khi đó, giai đoạn đầu lại không có triệu chứng rõ ràng, đến khi phát hiện chó bị bệnh thì đã quá muộn để có phương pháp giải quyết. Do đó, bạn nên đưa chú chó của mình đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đồng thời, cần lưu ý luôn đảm bảo môi trường sinh hoạt an toàn và sạch sẽ để chó hạn chế sự tiếp xúc của vi rút. 

Nếu nghi ngờ chó nhiễm bệnh dại, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các phương pháp xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu ELISA: Chó sẽ được lấy một mẫu kháng nguyên để đem đi khám nghiệm bằng enzym. Đây là phương pháp xác định bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất. 
  • Xét nghiệm nước tiểu và máu: Phương pháp xét nghiệm này sẽ xác định lượng bạch cầu có trong cơ thể chó. Nếu lượng bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu niệu tăng cao thì có nguy cơ cao chó đã nhiễm bệnh dại. 
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Phương pháp xét nghiệm này sẽ xác định chó có bị viêm não hay không để làm căn cứ xác định chó bị dại. 
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: Đây được coi là phương pháp xác định bệnh dại chính xác nhất hiện nay, tuy nhiên lại chỉ có thể sử dụng sau khi chó đã tử vong. 

Ngoài các phương pháp phổ biến trên, một số phương pháp khác cũng được áp dụng như xét nghiệm bệnh phẩm (bác sĩ sẽ tiến hành lấy các mẫu nước bọt, da, dịch não, màng sinh thiết… để xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang) hoặc nuôi tế bào để phân lập các mẫu bệnh phẩm để tìm ra vi rút bệnh dại.

Sau khi xét nghiệm, xác định chó bị dại, trường hợp không may bị chó cắn, bạn cũng cần nhanh chóng áp dụng cách sơ cứu chó cắn tại nhà và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có phương án điều trị phù hợp. 

chó bị dại sống được bao lâu 3 Hiện nay có nhiều phương pháp để xác định chó bị dại 

Như vậy, những thông tin có trong bài viết đã giúp bạn có đáp án chính xác cho thắc mắc “chó bị dại sống được bao lâu?”. Chó sau khi khởi phát triệu chứng bệnh dại thì thời gian sống tương đối ngắn. Mặc dù thời gian ủ bệnh khá dài nhưng khi phát bệnh ra thì chó thường nhanh chóng tử vong sau đó.

Không những vậy, khi chó bị dại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho con người, khiến chúng ta gặp nguy hiểm tương tự. Do vậy, bạn lưu ý cần phải theo dõi sát sao chú chó của mình để kịp thời phát hiện và có cách giải quyết sớm, phù hợp, nhằm ngăn ngừa nguy cơ một cách tối đa. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin