Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chủ động phòng thoái hoá đốt sống cổ không bao giờ là sớm!

Ngày 14/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phòng thoái hoá đốt sống cổ luôn cần thiết với mọi người đặc biệt là những người thường xuyên lao động nặng hoặc phải làm công việc văn phòng ít vận động.

Đốt sống cổ là bộ phận quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên bệnh liên quan đến đốt sống cổ thường biểu hiện âm thầm giai đoạn đầu. Vậy nên phòng thoái hoá đốt sống cổ không bao giờ là quá sớm bởi chúng ta có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Người lao động hay dùng sức ở đầu vai hay dân văn phòng nên chủ động phòng tránh bệnh lý này hơn cả.

Đặc điểm của đốt sống cổ

Chủ động phòng thoái hoá đốt sống cổ không bao giờ là sớm! 1 Cột sống cổ được cấu tạo gồm 7 đốt sống

Cột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn hình chữ C. Cột sống cổ gồm 2 phần:

  • Cột sống cổ cao sẽ gồm 2 đốt sống đầu tiên, đốt số 1 và đốt số 2.
  • Cột sống cổ thấp gồm 5 đốt sống còn lại, đốt số 3, đốt số 4, đốt số 5, đốt số 6 và đốt số 7.

Đốt sống số 1: Có hình như một cái vòng với hai khối bên có hố khớp trên để khớp với đốt sống số 2. Hai khối bên được nối nhau ở phía trước bởi cung trước và ở phía sau bởi cung sau.

Đốt sống số 2: Đây là đốt sống khỏe nhất và dày nhất trong đốt sống cổ. Đốt này có một mõm mọc lên trên thân đốt sống gọi là răng. Mõm răng hình tháp cao 1.5 cm được coi như thân của đốt đội dính vào đốt trục để làm trục cho đốt đội quay.

Đốt sống số 4: Đốt sống này có đặc điểm là mỏm ngang lồi to ra thành củ cảnh. Nó là cột mốc gặp gỡ của động mạch cảnh chung với động mạch giáp dưới và động mạch đốt sống.

Đốt sống số 7: Đốt này có đặc điểm là mỏm gai không chẻ đôi và dài hẳn ra. Đốt này có thể cảm nhận dưới da nên gọi là đốt sống lồi. Đốt sống số 7 nằm ở ranh giới giữa đoạn sống cổ và đoạn sống ngực nên có nhiều đặc điểm chuyển tiếp giữa đốt sống cổ và đốt sống ngực.

Cách phòng thoái hoá đốt sống cổ

Bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ

Đây là bệnh thường bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hoá các đốt sống, gây đau cổ nhất là khi vận động cổ. 

Biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy là bị cổ cứng, không linh hoạt. Xuất hiện tình trạng đau cổ, lan dần xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai hay đau đầu không rõ nguyên nhân. Nếu tổn thương đốt sống cổ kéo dài sẽ làm đốt sống cổ bị suy giảm chức năng trong đó đốt sống C4, C5, C6 tổn thương nhiều nhất.

Chủ động phòng thoái hoá đốt sống cổ không bao giờ là sớm! 2 Bệnh thoái hoá đốt sống cổ làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng sống

Nguyên nhân mắc thoái hoá đốt sống cổ

  • Lao động nặng nhọc, mang vác và lao động ngay từ nhỏ.
  • Tập luyện quá độ và không đúng phương pháp.
  • Làm việc trong một tư thế không đổi và ngồi quá nhiều.
  • Tăng cân mất kiểm soát.
  • Sinh hoạt thiếu khoa học và ăn uống không đủ chất.
  • Tuổi tác cao khiến xương khớp bị thoái hoá.

Phòng thoái hoá đốt sống cổ

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Cách ngăn ngừa bệnh thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả phải bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng. Nên thường xuyên bổ sung Canxi và Vitamin D để ngăn loãng xương. Bổ sung các sản phẩm thực phẩm sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam và nhiều thực phẩm khác giàu vitamin như gan, thịt, cá, trứng.

Đặc biệt các thực phẩm giàu axit béo omega và vitamin E rất tốt để chống thoái hoá cột sống và gai cột sống. Bạn có thể chọn ăn ngủ cốc, các loại hạt và rau xanh đậm trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Kiểm soát cân nặng

Tại sao phòng thoái hoá đốt sống cổ lại liên quan đến cân nặng? Bởi trọng lượng cơ thể tăng lên, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực gây tổn thương. Vậy nên nếu có dấu hiệu béo phì cân phải ăn uống hợp lý để giảm béo. Tốt nhất nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế chất béo và không ăn nhiều đồ ngọt để kiểm soát tốt cân nặng.

Chủ động phòng thoái hoá đốt sống cổ không bao giờ là sớm! 3 Kiểm soát cân nặng để phòng thoái hoá đốt sống cổ

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Những người lao động chân tay không nên cúi lưng hoặc mang vác quá sức trên vai. Cần điều chỉnh đúng tư thế để tránh tổn thương cột sống. Với người làm văn phòng đòi hỏi ngồi nhiều, nên cứ sau 30 - 60 phút phải đứng dậy đi lại một lần. Thường xuyên thay đổi tư thế và tập luyện các động tác vươn vai nếu ngồi trước máy tính trong thời gian dài.

Tập thể dục

Tập luyện thể thao giúp lưu thông máu và oxy đến các vùng xương khớp. Từ đó hỗ trợ sự linh hoạt của cột sống. Các bài tập tốt cho cột sống cổ như đi bộ, bơi lội, tập gym aerobic, yoga nhẹ nhàng.

Bài tập phòng thoái hóa đốt sống cổ

Bước 1: Gập cổ tối đa cho phép, cằm hướng xuống ngực, dùng tay đưa về phía sau gáy. Đẩy cột sống cổ tiếp về phía dưới ngực, giữ vị trí này 5 - 10 giây sau đó trở về vị trí ban đầu. Ngửa cổ về phía sau, dùng 1 tay đặt lên trán kéo cột sống cổ ngửa về phía sau tối đa, giữ ở vị trí này 5 - 10 giây sau đó trở về vị trí ban đầu và tiếp tục cử động gập cột sống cổ. 

Bước 2: Xoay sang trái tối đa, dùng tay đẩy thêm và giữ vị trí này 5 giây sau đó thả lỏng, từ từ di chuyển về phía ban đầu. Nghiêng cổ từ từ về phía bên phải tối đa, dùng tay đẩy thêm về phía bên phải, giữ vị trí này 5 - 10 giây sau đó trở về vị trí ban đầu. 

Bước 3: Đưa đầu ra phía trước, thân mình giữ nguyên, giữ 5 giây sau đó từ từ đưa về sau tối đa, dùng 2 ngón tay của bàn tay để đẩy vào cằm giúp cho đầu dịch chuyển về sau tối đa, giữ 5 giây. Lặp lại động tác này 5 - 10 lần.

Phòng thoái hoá đốt sống cổ từ sớm là cách tốt nhất để mắc các bệnh lý về đốt sống cổ. Tuyệt đối không được chủ quan vì bệnh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc ngừa bệnh thoái hoá đốt sống cổ.

Xem thêm:

Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở nguyên nhân do đâu?

Thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai có nguy hiểm không?

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm