Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi trẻ bị táo bón, nhiều bậc cha mẹ thường dùng mồng tơi để giúp trẻ khắc phục tình trạng này. Vậy điều này có thực sự mang lại hiệu quả hay không? Một số phân tích về thành phần của mồng tơi dưới đây sẽ giúp bạn có lựa chọn chính xác cho băn khoăn có nên chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi.
Chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi là một trong những giải pháp được nhiều người áp dụng khi chưa muốn cho trẻ sử dụng các loại thuốc Tây y. Vậy tại sao mồng tơi có thể làm được điều này, liệu tính hiệu quả đến đâu? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này dựa trên những thông tin dưới đây bạn nhé!
Mồng tơi là loại rau “cây nhà lá vườn” rất đỗi quen thuộc trong bữa cơm mỗi gia đình. Đây là loại cây có thân dây leo, lá mềm nhớt, thân mập nhẵn, sử dụng để chế biến các món ăn ngày hè rất ngon. Không những vậy, đây còn được xem là một loại thảo dược tự nhiên rất tốt để, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm nhuận da,... và đặc biệt là trị táo bón hiệu quả. Vậy tại sao mồng tơi có thể làm được điều này?
Thực ra, từ xưa, dân gian đã biết dùng lá mồng tơi để làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, nó còn có tên gọi khác là lạc quỳ, chung quỳ, đằng thái, tầm tơi,... Trong mồng tơi chứa một lượng lớn khoáng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể, ngoài ra lượng tinh bột polysaccharide và chất nhầy dồi dào được coi là “chất dẫn” giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau mồng tơi còn giúp hệ tiêu hóa trơn tru nhờ tác dụng nhuận tràng và kích thích các nhu động ruột hoạt động tốt. Do đó, đây là cơ sở cho thấy rau mồng tơi có thể dùng để trị táo bón.
Đặc biệt trong trường hợp táo bón lâu ngày, phân khô cứng, sôi bụng hay đau quặn vùng bụng dưới do khó đại tiện, ăn rau mồng tơi cũng hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng đáng kể. Không những vậy, rau mồng tơi còn có thể được sử dụng để hỗ trợ nhiều bệnh khác liên quan đến rối loạn tiêu hóa như nóng ruột, tiểu tiện nóng buốt,...
Vậy chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi có hiệu quả không? Như đã phân tích ở trên, rau mồng tơi khá lành tính nên hoàn toàn có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng của táo bón. Tuy nhiên, khi áp dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Với những lưu ý trên đây, bạn nên dựa vào tình trạng cũng như cơ địa của trẻ để có lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhé! Cách chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi được xem là giải pháp dân gian khá hữu hiệu. Tuy nhiên, khi trẻ bị đau đớn, khó chịu nhiều, bạn nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nhé!
Dưới đây là một số cách chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi mà bạn có thể tham khảo áp dụng:
Đây còn được gọi là ngoáy kết tràng, với cách thực hiện là lấy một cọng mồng tơi non, xanh, rửa thật sạch rồi bóc lớp vỏ bên ngoài. Khi chỉ còn lớp nhầy thì bạn đưa cọng mồng tơi này vào hậu môn bé và ngoáy đều từ 4 - 5 lần. Tùy vào tình trạng táo bón của trẻ mà bạn có thể áp dụng phương pháp này với tần suất và số lần phù hợp. Nếu bệnh nhẹ có thể chỉ sau 1 ngày đã thấy rõ kết quả. Sở dĩ phương pháp này có thể áp dụng là do rau mồng tơi có nhiều chất nhờn, khi đưa vào rìa hậu môn của trẻ sẽ tạo độ trơn, kích thích hậu môn, từ đó giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn.
Thay vì dùng phương pháp dùng cọng mồng tơi tác động trực tiếp vào hậu môn, bạn có thể chế biến các món ăn từ mồng tơi cũng có thể hỗ trợ việc điều trị táo bón. Nếu bé đang ở thời kỳ ăn dặm, bạn có thể cho thêm rau mồng tơi vào cháo hoặc luộc rau lấy nước cho bé uống. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể tham khảo các món ăn chế biến từ mồng tơi sau đây:
Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi cũng như những lưu ý khi áp dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các giải pháp chăm sóc trẻ bị táo bón khác như tăng cường vận động cho trẻ, kết hợp giải pháp massage bụng nếu cần để bé dễ chịu hơn nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.