Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chứng bệnh đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt là gì và cách điều trị?

Ngày 31/05/2023
Kích thước chữ

Chứng đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt kèm đau rát hậu môn hiện đang là tình trạng bệnh phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vậy chứng bệnh này do nguyên nhân nào, có nguy hiểm hay không và cách điều trị như thế nào?

Đại tiện ra máu tươi là hiện tượng khi đi đại tiện có máu chảy ra, có thể là máu tươi nhỏ giọt hoặc máu bám vào phân. Bên cạnh đó, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi. Tình trạng này có thể chấm dứt sau vài ngày hoặc kéo dài trong nhiều ngày, cảnh báo những dấu hiệu bất thường liên quan tới trực tràng và hậu môn. 

Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ về chứng đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt nhé!

Đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt là do đâu?

Việc đầu tiên anh cần làm lúc này đó là tìm ra nguyên nhân gây nên chứng đi cầu ra máu để có phương pháp điều trị đúng đắn và hợp lý. Thực chất, bệnh đi cầu ra máu tươi nhỏ giọt có thể xuất phát từ những nguyên nhân thường gặp như sau:

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh đang dần trở nên phổ biến khi số người mắc phải căn bệnh này ngày càng gia tăng. Nguyên nhân xuất hiện bệnh trĩ là do tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. 

Căn bệnh này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quá trình ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh của người bệnh. Bên cạnh đó, để bệnh táo bón kéo dài lâu ngày cũng hình thành bệnh trĩ. 

Khi không điều trị bệnh trĩ kịp thời sẽ khiến máu chảy nhiều hơn và gây nên các biến chứng nguy hiểm khác. Một trong những cách điều trị bệnh trĩ thường được chỉ định là dùng thuốc điều trị trĩ ví dụ như Daflon 1000mg.

Chứng bệnh đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt là gì và cách điều trị? 1
Đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt có thể do bệnh trĩ

Chứng táo bón

Táo bón là căn bệnh thường gặp phải ở nhiều độ tuổi với mức độ thường xuyên. Căn bệnh này thường xuất hiện do chế độ ăn uống không hợp lý, rối loạn nội tiết, stress… 

Khi bị táo bón người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó đại tiện, phân khô cứng, vón cục, có máu tươi chảy ra sau khi đi đại tiện, đau quặn bụng, mệt mỏi,…

Bệnh táo bón có thể hết sau một vài ngày khi điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống sinh hoạt cho nên người bệnh không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.

Viêm, nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn cũng là một căn bệnh phổ biến và gây đau đớn cho người mắc khi đi ngoài. Nứt kẽ hậu môn cũng có biểu hiện là tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Ngoài ra, người bệnh bị nứt kẽ hậu môn còn cảm thấy hậu môn rất đau rát, sưng hoặc viêm nhiễm hậu môn nếu tình trạng chảy máu kéo dài.

Polyp đại tràng - trực tràng

Chứng Polyp hậu môn cũng rất phổ biến nhưng người bệnh cũng không dễ nhận biết bởi các triệu chứng của bệnh này gần giống với bệnh lồng ruột và sa hậu môn, trực tràng. Polyp hậu môn ở dạng u lành tính nhưng nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời sẽ có thể biến chứng thành u ác tính.

Polyp hậu môn ở thể nặng sẽ gây chảy máu đường tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thêm biểu hiện để nhận biết đó là tình trạng đau bụng kèm tiêu chảy.

Chứng bệnh đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt là gì và cách điều trị? 2
Polyp hậu môn ở thể nặng gây chảy máu đường tiêu hóa khiến đi đại tiện ra máu 

Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng hoặc ung thư đại tràng là nguyên nhân tử vong ở rất nhiều bệnh nhân. Người bệnh mắc ung thư trực tràng là do sự xuất hiện của các khối polyp hay các u nhỏ trong lòng trực tràng không được can thiệp một cách kịp thời. 

Căn bệnh nguy hiểm này lúc ban đầu thường không có dấu hiệu cụ thể, chỉ đến khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn người bệnh mới nhận thấy một vài biểu hiện mà trong đó có chứng đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức, mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, cân nặng sụt giảm mà không rõ lý do. 

Xuất huyết tiêu hóa

Những người bị xuất huyết đường tiêu hóa thường mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày… Hoặc người bệnh uống quá nhiều rượu, tâm lý căng thẳng cũng dễ xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa cũng có biểu hiện thường gặp là chứng đau quặn bụng kèm đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, để nhận biết rõ nét hơn về căn bệnh này còn có những biểu hiện đặc trưng sau đây: hoa mắt, chóng mặt, nôn ra máu tươi, phân có màu đen, huyết áp giả, sốc co giật, khó thở, da tái…

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Một vài bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có thể dẫn tới chứng viêm hậu môn và viêm trực tràng. Khi nam giới thường xuyên quan hệ tình dục thiếu an toàn bằng đường hậu môn sẽ khiến các vi khuẩn, nấm, virus tấn công và gây nên bệnh lây truyền. Lúc này, nam giới dễ gặp phải tình trạng đi cầu ra máu.

Các bệnh đường tiêu hóa khác

Ngoài những căn bệnh phía trên, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây nên chứng đi đại tiện ra máu. Có thể kể đến như: Viêm loét dạ dày, rách thực quản, viêm ruột hoặc u ruột non, tiêu chảy, táo bón…

Bị đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt khi nào nên đi khám?

Đại tiện ra máu tươi có thể là lượng máu nhỏ, dính trên giấy vệ sinh, cũng có khi máu có thể chảy thành dạng tia hoặc chảy ồ ạt, gây mất máu, người bệnh dễ bị chóng mặt, ngất xỉu, tụt huyết áp,... Tình trạng này có thể làm giảm hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống, có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.

Vì vậy, khi có triệu chứng đại tiện máu tươi, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt để chẩn đoán, điều trị đúng cách, mang lại hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chứng bệnh đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt là gì và cách điều trị? 3
Bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám

Bị đi đại tiện ra máu nhỏ giọt phải làm gì?

Để biết rõ hơn về bệnh tình cũng như cách điều trị, tốt nhất nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ. Sau khi có kết quả thăm khám chính xác, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó trong chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng cần lưu ý như:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài ra máu để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Không nên mặc đồ lót quá chật, nên lựa chọn chất liệu vải thoáng mát và rộng rãi để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Tuyệt đối không sử dụng vải thô, cứng để lau chùi hoặc cọ xát hậu môn khiến vùng da bị tổn thương.
  • Nên giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
  • Không nên nhịn khi có nhu cầu đi đại tiện. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ để giảm thiểu tình trạng trĩ hoặc táo bón.
  • Tập thể dục, vận động cơ thể hàng ngày hỗ trợ tiêu hóa nhanh chóng. Có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy… để hạn chế sự tác động mạnh đến hậu môn.
  • Ngoài ra có thể bổ sung thực phẩm chức năng có chứa các dược liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng đau rát và chảy máu khi đi ngoài.
  • Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, sử dụng các biện pháp điều trị đau bụng và đi ngoài ra máu tại nhà người bệnh có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón và chảy máu hậu môn nhanh chóng và hiệu quả.

Đa phần các bệnh nhân gặp triệu chứng đại tiện máu tươi đều để bệnh nặng rồi mới đi khám. Khi đó, tình trạng mất máu kéo dài đã khiến bệnh trở nên trầm trọng, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. 

Sau khi đọc bài viết “Đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt”, bạn đã biết sự nguy hiểm của chứng bệnh này. Nếu không điều trị sớm, tình trạng mất máu kéo dài khiến bệnh trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị và nguy hiểm đến sức khỏe.

Xem thêm: Đi cầu ra cục máu đông là bệnh gì và cách điều trị ra sao?

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin